Nội tiết - Chuyển hóa
Cơ xương khớp – Cột sống
Tim mạch
Tiêu hóa – Gan mật
Thần kinh – sọ não
Hô hấp
Tiết niệu – sinh dục
Ung bướu
Huyết học
Dinh dưỡng
Chấn thương chỉnh hình
Sản phụ khoa
Hỗ trợ sinh sản
Nhi khoa
Tai mũi họng
Răng hàm mặt
Mắt
Da liễu
Y học cổ truyền
Phục hồi chức năng
Thực quản - Dạ dày
Đường ruột
Trực tràng - Hậu môn
Gan - Mật - Tủy
Truyền nhiễm
Lao
Để lại thông tin về tình hình sức khỏe hoặc vấn đề của bạn để được Bác sĩ tư vấn
Tai biến mạch máu não luôn là một thách thức đối với nền Y Học. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ tử vong do tai biến mạch máu não đang đứng thứ ba sau bệnh ung thư và tim mạch.
Động kinh, còn được gọi là chứng co giật, là một loại rối loạn tác động lên hệ thần kinh gây ra các cơn tăng cường hoặc không kiểm soát được của hoạt động điện tử trong não, dẫn đến các triệu chứng như co giật cơ bắp và thay đổi tâm trạng hoặc suy nghĩ.
Đau dây thần kinh tọa thường xuất hiện khi có vấn đề về đĩa đệm đệm, sự trượt của đĩa đệm, sưng viêm cơ bắp, xương gai, hoặc áp lực lên thần kinh tọa do các vấn đề về cột sống.
Bệnh Parkinson thường phát triển qua nhiều giai đoạn, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, đặc biệt là đến khả năng kiểm soát chuyển động của cơ bắp.
"Tê bì chân tay" là một cảm giác bất thường mà người ta mô tả khi có cảm giác như chân hoặc tay của họ đang "tê bì".
Người bệnh có thể trải qua mất cảm giác hoặc giảm cảm giác ở một hoặc nhiều phần của cơ thể, thường là ở một bên.
Liệt dây thần kinh số 6, hay còn gọi là liệt thần kinh tọa, thường là kết quả của tổn thương hoặc áp lực đối với dây thần kinh số 6.
Viêm màng não ở trẻ em được coi là một trong những căn bệnh có mức độ nguy hiểm lớn bởi tỷ lệ tử vong cao cũng như những di chứng mà chúng để lại rất nặng nề, chẳng hạn: nhiễm trùng máu, khiến hệ thần kinh, não bộ tổn thương vĩnh viễn,... Bởi vậy, nhận biết nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa là điều phụ huynh cần quan tâm.
Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, đột quỵ và tử vong sớm. Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp không có triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ qua đo huyết áp tại nhà hay khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Phát hiện, kiểm soát sớm, cũng như hiểu rõ về bệnh tăng huyết áp là rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người.
Giấc ngủ với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người đều có vai trò vô cùng quan trọng. Bạn có thể bị khó ngủ, mất ngủ tạm thời do nguyên nhân nào đó, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe thì rất có thể bạn đã gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ. Vậy nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ là gì, biện pháp nào để điều trị rối loạn giấc ngủ? Hãy cùng TTH Hospital tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bệnh Alzheimer là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng sa sút trí tuệ, ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của con người. Không có cách nào để đảo ngược quá trình tiến triển bệnh, nhưng việc phát hiện và điều trị sớm có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ được xem là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất, nguy cơ tử vong cao nếu không sớm nhận biết triệu chứng tai biến và can thiệp kịp thời.
Động kinh là một bệnh lý thần kinh nguy hiểm khiến bệnh nhân có các rối loạn về hành vi và ý thức. Bệnh nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong. Vậy bệnh động kinh là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người, giúp con người được nghỉ ngơi sau những khoảng thời gian làm việc và học tập. Bệnh mất ngủ nếu diễn ra thường xuyên phản sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, khiến cơ thể mệt mỏi, lừ đừ, không đủ năng lượng để hoạt động ban ngày. Vậy mất ngủ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và các biện pháp trị mất ngủ là gì? Cùng TTH Hospital tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mất ngủ là một trong những vấn đề phổ biến hiện nay, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Việc không có giấc ngủ đủ sâu và ngon giấc có thể dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng, từ giảm hiệu suất làm việc, suy giảm trí nhớ cho đến ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch và sức khỏe tinh thần. Với sự phát triển trong lĩnh vực y học, hiện nay tại Nghệ An đã có nhiều phương pháp và dịch vụ chuyên sâu để điều trị hiệu quả tình trạng mất ngủ.
Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, đột quỵ và tử vong sớm. Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp không có triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ qua đo huyết áp tại nhà hay khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Phát hiện, kiểm soát sớm, cũng như hiểu rõ về bệnh tăng huyết áp là rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người.
1. Tăng huyết áp là bệnh gì?
Tăng huyết áp (hypertension) hay cao huyết áp là tình trạng áp lực dòng chảy của máu lên thành động mạch tăng cao. Tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm gây tổn thương tim, mạch máu, não, mắt, thận và nhiều bệnh mạn tính khác; và là nguyên nhân chính gây tử vong sớm trên toàn cầu.
Một vài con số về tăng huyết áp theo WHO:
- Từ năm 1990 đến nay, số người từ 30-79 tuổi mắc bệnh tăng huyết áp trên thế giới đã tăng từ 650 triệu lên 1,28 tỷ người.
- Khoảng 580 triệu người (41% phụ nữ, 51% nam giới) bị tăng huyết áp không biết bản thân đang mắc bệnh.
- Khoảng 720 triệu người (53% phụ nữ, 62% nam giới) bị tăng huyết áp không được điều trị.
- Chỉ có khoảng 42% trường hợp tăng huyết áp được chẩn đoán và điều trị.
- Ít hơn 1/4 phụ nữ và 1/5 nam giới bị tăng huyết áp đã kiểm soát được bệnh (điều trị có hiệu quả).
Tăng huyết áp là tình trạng áp lực dòng chảy của máu lên thành động mạch tăng cao
2. Nguyên nhân của gây tăng huyết áp là gì?
Đa phần bệnh thường gặp ở người lớn tuổi không có nguyên nhân (tăng huyết áp vô căn hay nguyên phát); khoảng 10% tình trạng có nguyên nhân, còn gọi là tăng huyết áp thứ phát.
- Tăng huyết áp nguyên phát (vô căn)
Khoảng 90% trường hợp huyết áp tăng cao không xác định được nguyên nhân.
Bệnh có tính gia đình, nhiều người trong gia đình cùng mắc tình trạng này, đặc biệt khi lớn tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường. Ngoài ra còn có các yếu tố khác dễ đưa đến mắc bệnh cao huyết áp như thói quen ăn mặn (nhiều muối), hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, dư cân hoặc béo phì, ít vận động thể lực, có nhiều căng thẳng, áp lực trong cuộc sống.
- Tăng huyết áp thứ phát
Khi xác định có một nguyên nhân trực tiếp thì gọi là tăng huyết áp thứ phát. Tình trạng này chiếm khoảng 10% ca bệnh nhưng nếu điều trị theo đúng nguyên nhân thì bệnh có thể chữa khỏi. Các nguyên nhân thường gặp là:
Nguyên nhân của gây tăng huyết áp là gì?
3. Triệu chứng nhận biết tăng huyết áp
Một số triệu chứng có thể xảy ra ở một người bị tăng huyết áp là: Đau nhức đầu vào sáng sớm; Chảy máu cam; Nhịp tim nhanh; Thay đổi thị lực; Ù tai…
Tăng huyết áp nghiêm trọng hơn có thể gây ra các triệu chứng: Mệt mỏi; Buồn nôn, nôn mửa; Lú lẫn; Hồi hộp; Đau tức ngực; Run…
Thế nhưng, gần 50% người bị tăng huyết áp không biết mình mắc bệnh vì chưa bao giờ được chẩn đoán. Tăng huyết áp sở dĩ được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì nó thường không gây ra triệu chứng, cho đến khi xảy ra biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay suy thận mới được phát hiện.
Do đó, tất cả mọi người nên tự kiểm tra huyết áp và khám sức khỏe định kỳ, nhất là những người lớn tuổi hoặc có yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp.
4. Biến chứng của tăng huyết áp
Tăng huyết áp ảnh hưởng trực tiếp lên mạch máu và tim, làm hỏng thành mạch máu, gây tổn thương tim. Tăng huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng sau:
- Bệnh mạch máu ngoại vi.
- Cơn đau thắt ngực.
- Nhồi máu cơ tim – tình trạng nguồn cung cấp máu đến tim bị tắc nghẽn, làm chết tế bào tim. Nhồi máu cơ tim là trường hợp cần cấp cứu, thời gian càng lâu tổn thương tim càng lớn.
- Đột quỵ xuất huyết não – khi mạch máu não bị vỡ do áp lực tăng cao. Hoặc đột quỵ nhồi máu não – khi động mạch cung cấp máu đến não bị tắc nghẽn, dẫn đến tế bào não chết đi nhanh chóng. Đột quỵ là tình trạng có thể gây tử vong nhanh chóng, cần được cấp cứu kịp thời, đặc biệt là trong 3,5 giờ đầu để hạn chế tối đa biến chứng về thần kinh và vận động.
- Suy tim.
- Xuất huyết hoặc xuất tiết võng mạc, phù gai thị.
- Tử vong.
Tăng huyết áp ảnh hưởng trực tiếp lên mạch máu và tim
5. Cách điều trị tăng huyết áp
Cách duy nhất để chẩn đoán tăng huyết áp là đo huyết áp. Bạn có thể tự đo huyết áp tại nhà, nhưng để chẩn đoán, đánh giá mức độ bệnh và điều trị thì cần thực hiện bởi nhân viên y tế tại phòng khám. Bên cạnh đó, có thể cần làm thêm các cận lâm sàng để đánh giá các bệnh lý liên quan và tổn thương nếu có.
Khi đã được chẩn đoán tăng huyết áp, bạn cần tuân thủ theo kế hoạch điều trị của bác sĩ. Mục đích điều trị tăng huyết áp là để duy trì huyết áp trong ranh giới ổn định, nhằm giảm tối đa nguy cơ tim mạch, tử vong nói chung và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời, kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch và các bệnh đồng mắc đi kèm.
Điều trị tăng huyết áp bao gồm thay đổi lối sống và can thiệp bằng thuốc. Trong đó thay đổi lối sống là biện pháp bắt buộc và là nền tảng để điều trị và dự phòng tăng huyết áp. Biện pháp này bao gồm:
- Có chế độ ăn uống lành mạnh (DASH).
- Giảm cân nếu quá cân.
- Giảm ăn mặn (mục tiêu <1500mg Natri/ngày)
- Bổ sung Kali trong khẩu phần ăn (mục tiêu 3500-5000mg Kali/ngày)
- Tăng cường hoạt động thể lực, tốt nhất là các bài tập gắng sức thể dục nhịp điệu.
- Hạn chế sử dụng rượu.
- Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo no.
- Bỏ thuốc lá, thuốc lào.
- Tránh căng thẳng, lo âu.
Việc điều trị bằng thuốc sẽ được cá thể hóa, tùy vào mức độ bệnh, tuổi tác và bệnh đồng mắc (bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh thận mạn…) của mỗi người. Do đó, bạn tuyệt đối không tự ý áp dụng cách điều trị người khác cho bệnh tăng huyết áp của mình.
Cách duy nhất để chẩn đoán tăng huyết áp là đo huyết áp
6. Làm gì để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp?
Để phòng ngừa tăng huyết áp mọi người nên thực hiện lối sống tốt cho sức khỏe từ sớm. Nhiều nghiên cứu cho thấy duy trì cân nặng lý tưởng, tập thể dục đều đặn, chế độ ăn cho người bị tăng huyết áp phù hợp.
- Chế độ ăn lành mạnh: ít chất béo; ăn nhiều trái cây, rau, củ, quả, hạt và các sản phẩm từ sữa ít béo, ăn cá, thịt gia cầm loại bỏ da… đây là những thực phẩm người bị cao huyết áp nên ăn.
- Giảm lượng muối ăn vào, giảm ăn thịt mỡ, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày vào hầu hết các ngày trong tuần, tăng cường vận động thể lực, chơi thể thao. Việc tập luyện thể dục giúp giảm huyết áp, giảm cân hoặc giữ cho bạn cân nặng phù hợp, và giảm stress
- Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu dư cân
- Hạn chế uống rượu bia
- Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc
- Cân bằng cuộc sống, tránh căng thẳng
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những mối nguy cơ có thể điều chỉnh được
Tăng huyết áp hay cao huyết áp đang dần trở nên phổ biến và nguy hiểm. Chính vì vậy, bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm để ngăn ngừa các biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Hãy liên hệ với TTH Hospital để được tư vấn và giải đáp những thắc mắc về các bệnh lý mà bạn đang băn khoăn.