Nội tiết - Chuyển hóa
Cơ xương khớp – Cột sống
Tim mạch
Tiêu hóa – Gan mật
Thần kinh – sọ não
Hô hấp
Tiết niệu – sinh dục
Ung bướu
Huyết học
Dinh dưỡng
Chấn thương chỉnh hình
Sản phụ khoa
Hỗ trợ sinh sản
Nhi khoa
Tai mũi họng
Răng hàm mặt
Mắt
Da liễu
Y học cổ truyền
Phục hồi chức năng
Thực quản - Dạ dày
Đường ruột
Trực tràng - Hậu môn
Gan - Mật - Tủy
Truyền nhiễm
Lao
Để lại thông tin về tình hình sức khỏe hoặc vấn đề của bạn để được Bác sĩ tư vấn
Ngộ độc thực không phải là tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên các triệu chứng thường xuất hiện nhanh, rõ rệt, mức độ khá nghiêm trọng, trường hợp nặng không can thiệp hay xử lý kịp thời có thể đe dọa tính mạng.
Thượng vị là vùng nằm ở trên rốn và nằm ngay dưới mũi xương ức. Những cơn đau thượng vị có thể dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý như: trào ngược dạ dày – thực quản, viêm loét dạ dày.
Co thất dạ dày là tình trạng cơ ở dạ dày, bụng , ruột co lại. Cơn co thắt xuất hiện bất chợt từ nhẹ đến nặng.
Đầy bụng là một triệu chứng mà ai trong số chúng ta cũng đều sẽ gặp phải. Cơn đầy bụng này được miêu tả là cảm giác căng tức ở vùng bụng.
Bệnh trĩ là tình trạng xảy ra khi các tĩnh mạch bên trong hoặc xung quanh hậu môn và hậu môn bị sưng hoặc viêm.
Bệnh gan nhiễm mỡ (Fatty liver disease) là tình trạng mà trong các tế bào gan tích tụ quá nhiều chất béo.
Bệnh tả là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn gram âm Vibrio cholerae ở ruột non tiết ra độc tố gây tiêu chảy, dẫn đến mất nước, thiểu niệu và tuần hoàn.
Vi khuẩn Helicobacter pylori được cho là một trong những nguyên nhân chính của viêm nhiễm dạ dày và loét dạ dày.
Bệnh lỵ là bệnh nhiễm trùng đường ruột gây tiêu chảy nghiêm trọng, đi ngoài phân lỏng còn kèm theo máu.
Viêm ruột thừa là một tình trạng viêm nhiễm của ruột thừa, một phần của ruột non. Mặc dù chức năng của nó chưa rõ ràng, nhưng có vẻ như nó không thực sự quan trọng cho quá trình tiêu hóa ở con người.
Sỏi mật thường xuất hiện khi chất lỏng trong túi mật, được gọi là mật, chứa quá nhiều chất khoáng và không đủ chất tan.
Táo bón là tình trạng thường gặp ở nhiều lứa tuổi từ trẻ nhỏ, người lớn cho đến người già. Nếu táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ và chất lượng của sống của người mắc. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón là gì, làm thế nào để điều trị dứt điểm bệnh táo bón?
Bệnh tả là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Bệnh có khả năng bùng phát thành dịch lớn, đặc biệt là ở những vùng có ý thức vệ sinh kém hoặc thói quen ăn uống tái sống, thực phẩm lên men...
Viêm gan B là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu và là bệnh nhiễm trùng gan phổ biến nhất thế giới. Ở giai đoạn mãn tính, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như xơ gan, suy gan, ung thư gan. Mỗi năm, có đến 884.000 người tử vong vì viêm gan B và các bệnh lý liên quan.
Vùng thượng vị là vùng nào?
Thượng vị là vùng nằm ở trên rốn và nằm ngay dưới mũi xương ức. Những cơn đau thượng vị có thể dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý như: trào ngược dạ dày – thực quản, viêm loét dạ dày. Triệu chứng điển hình khi đau thượng vị thường là đau rát, đau nhói, đau quặn, đau tức, đau âm ỉ kèm theo ợ hơi, ợ chua, ợ nóng sau khi ăn các đồ ăn chua, cay, nóng, thức ăn khó tiêu hóa, thức uống chứa cồn.
Nguyên nhân đau thượng vị là gì?
Mang thai
Hiện tượng đau nhẹ vùng thượng vị trong thời kỳ mang thai của các mẹ bầu xuất phát từ nguyên nhân trào ngược acid hoặc áp lực của tử cung khi thai nhi không ngừng phát triển.
Dùng chất kích thích trong thời gian dài
Người thường sử dụng các chất kích thích có nguy cơ xuất hiện cơn đau thượng vị âm ỉ và ngày càng trở nên dữ dội do lớp niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm. Một số trường hợp dùng chất kích thích còn xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn ói, các vấn đề về tiêu hóa khác.
Ăn quá nhiều hoặc quá no
Ăn quá nhiều hoặc quá no khiến cho dạ dày co giãn mạnh, phải tiêu hóa một lượng thức ăn lớn, tạo nên áp lực tới các cơ quan lân cận khác từ đó xuất hiện cơn đau thượng vị (đau tức, đau co thắt, đau quặn...).
Trào ngược dạ dày
Bệnh lý trào ngược dạ dày gây cảm giác đau tức vùng thượng vị. Đồng thời có xu hướng lan từ ngực ra sau lưng rồi đến cánh tay khiến nhiều người lầm tưởng là bệnh lý về tim mạch, phổi.
Viêm dạ dày mạn tính
Người bị viêm dạ dày mạn tính vào những lúc đói hay và buổi đêm muộn sẽ xuất hiện cơn đau thượng vị. Cơn đau này có xu hướng kéo dài, âm ỉ, đau thành từng cơn, gây đau đớn, khó chịu, mệt mỏi kèm nóng rát vùng thượng vị,... kèm theo triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, nôn ói, nôn ra máu, khó ngủ, đi ngoài ra phân đen.
Loét dạ dày
Loét dạ dày giai đoạn đầu sẽ lại khi người bệnh điều trị sớm. Tuy nhiên nếu không điều trị cứ để vết loét ngày càng lan rộng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, cụ thể là các biến chứng như thủng dạ dày, ung thư dạ dày.... Cơn đau thượng vị do loét dạ dày sẽ đi kèm với ợ hơi, ợ chua, ợ nóng vào những thời điểm đói hay đêm muộn.
Thủng dạ dày
Thủng dạ dày là một bệnh lý rất nguy hiểm. Khi bị thủng dạ dày người bệnh sẽ xuất hiện cơn đau dữ dội, sốt cao, suy hô hấp, nôn mửa, chướng bụng, tắc ruột, đau ngực dữ dội. Không những vậy cơn đau sẽ lan từ vùng bị tổn thương lên vùng ngực rồi lan lên vai do kích ứng cơ hoàng. Lúc này vùng thượng vị có thể co thắt gây ra tình trạng đau thượng vị.
Bị rối loạn vận động mật
Tuy đây không phải bệnh nguy hiểm nhưng nó lại ảnh hưởng đến thượng bị gây đau ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thường ngày của người bệnh.
Giun chui ống mật
Giun từ ruột non chui ngược lên hành tá tràng xâm nhập vào ống mật chủ và túi mật nên chức năng và hoạt động của túi mật bị ảnh hưởng. Người bị giun chui vào ống mật thường đau vật vã, quằn quại vùng thượng vị kèm triệu chứng đổ mồ hôi, buồn nôn, nôn ói.
Biểu hiện và triệu chứng khi đau thượng vị
Cách để nhận biết dễ dàng các cơn đau khó chịu ở vùng thượng vị:
Đau tức
Cảm giác đau tức vùng ngực kèm theo một số triệu chứng khác như chướng bụng, ợ hơi, ợ nóng, khó thở, tức ngực...
Đau âm ỉ
Cơn đau vùng thượng bị diễn ra thường xuyên âm ỉ, kéo dài khoảng 15-20 phút rồi tái lặp lại. Gây cảm giác khó chịu đau đớn cho người bệnh.
Đau nhói
Sau thời gian đầu phát bệnh, các cơn đau tức sẽ tiến triển, xuất hiện các cơn đau nhói, tần suất cũng như mức độ xuất hiện cũng nhiều hơn. Các cơn đau thường xuất hiện đột ngột cảm giác như có dao đâm.
Đau quặn từng cơn
Cơn đau quặn thượng vị sẽ diễn ra vào một khoảng thời gian cố định và lặp lại thường xuyên. Đa thượng vị quặn từng cơn không diễn ra trong thời gian dài nhưng đủ để khiến người bệnh sợ hãi, mệt mỏi, nghẹt thở.
Đau thắt
Cơn đau thắt thượng vị diễn ra kèm theo những triệu chứng chướng bụng đầy hơi, buồn nôn,...
Đau nóng rát
Cơn đau này sẽ xuất hiện khi người bệnh ăn các thực phẩm chứa nhiều gia vị chua, cay, nóng, đồ ăn chiên dầu, đồ ăn khó tiêu.
Đau lan ra lưng
Khi bệnh lý để quá lâu không được điều trị, vị trí đau sẽ lan ra vùng sau lưng, khiến bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi, đau đớn.
Chướng bụng, đầy hơi
Rối loạn chức năng tiêu hóa làm cho người bệnh phải đối mặt với tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, thậm chí là táo bón.
Nên làm gì khi bị đau thượng vị?
Chườm túi nóng
Nhiệt độ cao giúp các cơ đang co thắt giãn ra, giảm cơn đau co thắt, tức ngực. Nếu không có túi chườm nóng thì có thể lấy chai nước ấm bọc khăn áp lên bụng khoảng 15 – 20 phút.
Tránh nằm thẳng
Để giảm cơn đau thượng vị, người bệnh có thể ngồi thẳng dậy, hay kê cao gối bởi t5ư thế nằm thẳng khi bị thượng vị sẽ chỉ khiến bạn khó chịu hơn.
Uống đủ nước
Đau thắt vùng thượng bị đôi khi là do cơ thể mất nước quá nhiều. Nếu bạn xuất hiện cơn đau vùng thượng vị, hãy uống ngay một cốc nước đồng thời chú ý bổ sung nước đủ/ ngày tránh để cơ thể bị stress, căng thẳng do thiếu nước.
Cây bạc hà
Bạc hà giúp giảm bớt tình trạng căng thẳng, khó chịu ở đường tiêu hóa. Người bị đau vùng thượng vị có thể ăn sống cây bạc hà hoặc nấu trà uống để giải khát. Tinh dầu bạc hà có thể làm giảm cơn buồn nôn, giúp kiểm soát hội chứng ruột kích thích, căng thẳng.
Quế
Quế là một phương pháp điều trị chứng viêm và rối loạn đường ruột đã được chứng minh và sử dụng ở châu Á trong hàng nghìn năm. Theo một số nghiên cứu, Quế là vị dược liệu có đặc tính chống viêm khác khuẩn, kháng virus chống oxy hóa hiệu quả. Vị thuốc này được sử dụng điều trị chứng rối loạn, viêm đường ruột đã được chứng minh và sử dụng ở vùng Châu Á hàng nghìn năm nay.
Cách điều trị đau thượng vị hiệu quả
Tùy vào từng đối tượng và tình trạng của bệnh nhân mà phương pháp điều trị đau thượng vị cũng sẽ khác nhau. Trong đó cách điều trị phổ biến hiện nay là sử dụng thuốc kèm các vị thuốc dược liệu như:
Cách điều trị đau thượng vị bằng thuốc
Dưới đây là một số loại thuốc tham khảo thường được sử dụng điều trị chứng đau thượng vị. Người bệnh không tự ý sử dụng khi chưa nhận được chỉ định điều trị của bác sĩ:
- Thuốc kháng axit là nhóm thuốc chuyên điều trị các vấn đề về tiêu hóa. Thành phần của thuốc bao gồm nhôm hydroxit hay muối magie, thậm chí là kết hợp cả hai thành phần này. Tuy nhiên khi sử dụng loại thuốc này cần hết sức lưu ý vì thuốc có thể xảy ra tương tác với các thuốc khác (hãy thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc mà bạn đang dùng điều trị song song bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, dược liệu khác).
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sucralfate, Misoprostol, Rebamipide... là những loại thuốc điều trị chứng khó tiêu, trào ngược dạ dày, thực quản, viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Thuốc kháng Histamin H2 như Nizatidine, Cimetidine, Famotidine, Ranitidine... giúp hỗ trợ điều trị các vết loét ở niêm mạc dạ dày đồng thời cải thiện tình trạng đau thượng vị. Nhóm thuốc Histamin thường được chỉ định điều trị cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI) như Esomeprazole, Rabeprazole và Omeprazole có khả năng ức chế tiết axit dạ dày lên đến 80-95%. Thuốc được chỉ định điều trị cho bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản, loét dạ dày do khuẩn HP, hội chứng Ellison – Zollinger.
- Thuốc kháng dopamin (kháng thụ thể D2) như Domperidone, Promethazine, Metoclopramide, Butylphenol,... giúp giảm chứng đầy bụng sau khi ăn, được chỉ định điều trị trào ngược dạ dày – thực quản, đau thượng vị.
Cách điều trị đau thượng vị bằng dân gian tại nhà
- Chữa đau thượng vị bằng nghệ
Trong nghệ chứa hàm lượng Curcumin rất cao giúp , giảm lượng axit trong dạ dày, tiêu diệt các khuẩn và chữa loét niêm mạc dạ dày. Người bệnh có thể dùng nghệ dưới nhiều dạng khác nhau: tươi, khô, bột xay, tinh bột nghệ cùng với mật ong, nước ấm để chữa trị chứng đau thượng vị.
- Cách chữa đau thượng vị bằng dạ cẩm tím
Theo Đông y, dược liệu dạ cẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, giúp giảm đau, trung hòa axit dịch vị trong dạ dày, hỗ trợ điều trị triệu chứng ợ chua, giúp vết loét ở niêm mạc dạ dày se lại.
- Chữa đau thượng vị bằng chè dây
Cành lá chè dây có tác dụng an thần, chữa viêm dạ dày, làm liền sẹo, chữa trị các chứng bệnh về dạ dày như đau rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng hiệu quả.