Nội tiết - Chuyển hóa
Cơ xương khớp – Cột sống
Tim mạch
Tiêu hóa – Gan mật
Thần kinh – sọ não
Hô hấp
Tiết niệu – sinh dục
Ung bướu
Huyết học
Dinh dưỡng
Chấn thương chỉnh hình
Sản phụ khoa
Hỗ trợ sinh sản
Nhi khoa
Tai mũi họng
Răng hàm mặt
Mắt
Da liễu
Y học cổ truyền
Phục hồi chức năng
Thực quản - Dạ dày
Đường ruột
Trực tràng - Hậu môn
Gan - Mật - Tủy
Truyền nhiễm
Lao
Để lại thông tin về tình hình sức khỏe hoặc vấn đề của bạn để được Bác sĩ tư vấn
Ngộ độc thực không phải là tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên các triệu chứng thường xuất hiện nhanh, rõ rệt, mức độ khá nghiêm trọng, trường hợp nặng không can thiệp hay xử lý kịp thời có thể đe dọa tính mạng.
Thượng vị là vùng nằm ở trên rốn và nằm ngay dưới mũi xương ức. Những cơn đau thượng vị có thể dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý như: trào ngược dạ dày – thực quản, viêm loét dạ dày.
Co thất dạ dày là tình trạng cơ ở dạ dày, bụng , ruột co lại. Cơn co thắt xuất hiện bất chợt từ nhẹ đến nặng.
Đầy bụng là một triệu chứng mà ai trong số chúng ta cũng đều sẽ gặp phải. Cơn đầy bụng này được miêu tả là cảm giác căng tức ở vùng bụng.
Bệnh trĩ là tình trạng xảy ra khi các tĩnh mạch bên trong hoặc xung quanh hậu môn và hậu môn bị sưng hoặc viêm.
Bệnh gan nhiễm mỡ (Fatty liver disease) là tình trạng mà trong các tế bào gan tích tụ quá nhiều chất béo.
Bệnh tả là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn gram âm Vibrio cholerae ở ruột non tiết ra độc tố gây tiêu chảy, dẫn đến mất nước, thiểu niệu và tuần hoàn.
Vi khuẩn Helicobacter pylori được cho là một trong những nguyên nhân chính của viêm nhiễm dạ dày và loét dạ dày.
Bệnh lỵ là bệnh nhiễm trùng đường ruột gây tiêu chảy nghiêm trọng, đi ngoài phân lỏng còn kèm theo máu.
Viêm ruột thừa là một tình trạng viêm nhiễm của ruột thừa, một phần của ruột non. Mặc dù chức năng của nó chưa rõ ràng, nhưng có vẻ như nó không thực sự quan trọng cho quá trình tiêu hóa ở con người.
Sỏi mật thường xuất hiện khi chất lỏng trong túi mật, được gọi là mật, chứa quá nhiều chất khoáng và không đủ chất tan.
Táo bón là tình trạng thường gặp ở nhiều lứa tuổi từ trẻ nhỏ, người lớn cho đến người già. Nếu táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ và chất lượng của sống của người mắc. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón là gì, làm thế nào để điều trị dứt điểm bệnh táo bón?
Bệnh tả là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Bệnh có khả năng bùng phát thành dịch lớn, đặc biệt là ở những vùng có ý thức vệ sinh kém hoặc thói quen ăn uống tái sống, thực phẩm lên men...
Viêm gan B là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu và là bệnh nhiễm trùng gan phổ biến nhất thế giới. Ở giai đoạn mãn tính, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như xơ gan, suy gan, ung thư gan. Mỗi năm, có đến 884.000 người tử vong vì viêm gan B và các bệnh lý liên quan.
Bệnh tả là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Bệnh có khả năng bùng phát thành dịch lớn, đặc biệt là ở những vùng có ý thức vệ sinh kém hoặc thói quen ăn uống tái sống, thực phẩm lên men...
1. Bệnh tả là gì?
Bệnh tả ở người (Cholerae) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra ở đường tiêu hoá, do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra. Biểu hiện bệnh tả chủ yếu là nôn và tiêu chảy số lượng lớn, người bệnh dễ dẫn đến mất nước và điện giải trầm trọng, gây sốc nặng. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Bệnh tả ở người (Cholerae) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra ở đường tiêu hoá
Trước đây, bệnh tả đã gây những trận đại dịch lớn, gây tử vong cho hàng triệu người. Hiện nay, bệnh tả đã được khống chế ở nhiều nơi nhưng vẫn còn xảy ra những đợt dịch ở các nước châu Phi và một số nước châu Á. Bệnh tả ở Việt Nam vẫn còn xảy ra nhưng đa phần chỉ là những trường hợp tản phát, thường vào mùa hè ở các tỉnh ven biển.
2. Nguyên nhân gây bệnh tả ở người
Vibrio cholerae là vi khuẩn gây ra bệnh tả ở người, nó có dạng cong hình dấu phẩy, là vi khuẩn gram âm, có khả năng di động nhanh nhờ có một lông, chúng phát triển tốt trong môi trường có nhiều dinh dưỡng, môi trường kiềm (pH >7). Ở môi trường thích hợp như trong nước, thức ăn, trong cơ thể của các động vật biển (cá, cua, sò biển...)... đặc biệt là trong nhiệt độ lạnh, phẩy khuẩn tả có thể sống được vài ngày đến 2 - 3 tuần. Phẩy khuẩn tả có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ (80°C/5 phút), hoá chất diệt khuẩn thông thường và môi trường axit.
Vibrio cholerae sinh ra ngoại độc tố ruột LT (thermolabile toxin), độc tố ruột này gắn vào niêm mạc ruột non của người, hoạt hóa enzym Adenylcyclase dẫn đến tăng AMP vòng, làm giảm hấp thụ ion Na+, tăng tiết ion Cl- vào nước gây ra tình trạng tiêu chảy cấp tính.
Vibrio cholerae là vi khuẩn gây ra bệnh tả ở người
3. Triệu chứng Bệnh tả
Trên lâm sàng có nhiều thể bệnh, biểu hiện có thể nhẹ hoặc tối cấp. Tuy nhiên thể tả điển hình có biểu hiện như sau:
- Thời kỳ ủ bệnh: Người bệnh thường không có triệu chứng, thời gian ủ bệnh có thể từ vài giờ đến khoảng 5 ngày. Trong giao dịch quốc tế, thời gian kiểm dịch đối với bệnh tả là 5 ngày theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới.
- Thời kỳ khởi phát: Người bệnh có thể có triệu chứng cảm giác đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy số lượng phân và số lần ít, cảm giác sôi bụng. Thời gian thường không quá 24 giờ.
- Thời kỳ toàn phát: Các triệu chứng lâm sàng rõ rệt với 3 triệu chứng, hội chứng chính là tiêu chảy, nôn, từ đó dẫn đến rối loạn nước và điện giải.
- Thời kỳ bình phục: Sau khoảng vài ngày nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.
4. Đường lây truyền Bệnh tả
Đường lây bệnh chủ yếu của phẩy khuẩn tả là lây truyền qua thức ăn và nước uống bị nhiễm vi khuẩn. Phân của người bị bệnh tả mang vi khuẩn thải ra ngoài môi trường, từ đó lây nhiễm nguồn nước và lương thực thực phẩm. Khi người lành sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm trên, hoặc ăn phải thức ăn có chứa vi khuẩn ( ví dụ như hải sản chưa được chế biến kỹ) có thể bị nhiễm bệnh.
Đường lây bệnh chủ yếu của phẩy khuẩn tả là lây truyền qua thức ăn và nước uống bị nhiễm vi khuẩn
5. Các biện pháp điều trị Bệnh tả
Cần cách ly người bệnh để tránh lây nhiễm. Biện pháp điều trị chính là bù đủ và kịp thời nước, điện giải; liệu pháp kháng sinh
- Bù đủ và kịp thời nước, điện giải
Trên cơ sở khoa học sinh lý bệnh bệnh tả, khi bị bệnh khả năng hấp thụ tế bào niêm mạc ruột vẫn bình thường nên đã hình thành biện pháp bù nước và điện giải qua đường uống ( uống ORS). Với những bệnh nhân có thể uống được, mất nước nhẹ, hoặc ở thời kỳ bình phục, cần bù nước, điện giải bằng đường uống càng sớm càng tốt. Uống oresol ( NaCl 3,5g; NaHCO3 2,5g; KCl 1,5 g và 20g Glucose) pha trong 1 lít nước đã được đun sôi. Trường hợp không có Oresol có thể sử dụng nước dừa non thêm một ít muối, hoặc pha dung dịch thay thế gồm 8 thìa cà phê đường với 1 thìa cà phê muối trong 1 lít nước đã được đun sôi để nguội. Cho người bệnh uống theo nhu cầu, nếu nôn nhiều cho uống bằng thìa nhỏ hoặc từng ít một.
Bù dịch bằng đường tĩnh mạch: người bệnh nặng, mất nước nhiều, không thể uống được. Khuyến cáo dùng các dung dịch Ringer, muối đẳng trương, natribicarbonat và bù kali tích cực qua dịch truyền. Trường hợp có sốc giảm thể tích cần bù dịch nhanh để đảm bảo khối lượng tuần hoàn. Theo dõi và đánh giá đáp ứng với dịch truyền như các chỉ số sinh tồn, tình trạng cô đặc máu, áp lực tĩnh mạch trung tâm, lượng nước tiểu,… để điều chỉnh tốc độ và khối lượng dịch truyền thích hợp. Xử trí các rối loạn điện giải và đảm bảo thăng bằng kiềm toan trong từng trường hợp người bệnh. Khi người bệnh có thể uống được, tiếp tục bù oresol.
- Liệu pháp kháng sinh
Kháng sinh được khuyến cáo đầu tiên là kháng sinh nhóm fluoroquinolon: ciprofloxacin 500 mg/ lần x 2 lần/ ngày, Norfloxaxin 400 mg/lần x 2 lần/ngày hoặc Ofloxacin 400 mg/ngày. Thời gian điều trị kháng sinh là 03 ngày. Ở người lớn nếu vi khuẩn còn nhạy cảm có thể sử dụng Doxycyclin, Erythromycin.Đối với trẻ nhỏ và phụ nữ có thai dùng Azithromycin 10mg/kg/ngày thay thế. Thời gian điều trị cũng là 3 ngày.
Trường hợp không sử dụng được các kháng sinh trên, có thể cân nhắc sử dụng thay thế kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3.
Trên lâm sàng đã ghi nhận nhiều chủng vi khuẩn đề kháng kháng sinh.
- Điều trị khác
+ Khuyến cáo: chống chỉ định dùng các thuốc làm giảm nhu động ruột
+ Chế độ dinh dưỡng: người bệnh nên ăn sớm nếu có thể, ăn đồ mềm, lỏng, dễ tiêu. Ở trẻ em tiếp tục bú sữa mẹ đầy đủ.
- Tiêu chuẩn xuất viện
+ Lâm sàng ổn định: đỡ nôn, hết đi ngoài, toàn trạng phục hồi,…
+ Nuôi cấy phân tìm vi khuẩn 3 lần liên tiếp âm tính. Nếu không thể thực hiện xét nghiệm nuôi cấy phân, cho người bệnh ra viện sau khi lâm sàng ổn định 1 tuần.
Cần cách ly người bệnh để tránh lây nhiễm bệnh tả
6. Các biện pháp dự phòng bệnh tả ở người
- Vệ sinh môi trường: đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch.
- Vệ sinh thực phẩm: thực hiện ăn chín, uống sôi, không nên ăn các loại hải sản tươi sống, mắm tôm sống vì nguồn bệnh tả có thể tồn tại bên trong và lây bệnh.
Sử dụng vacxin tả đường uống trong những vùng có nguy cơ dịch tả cao theo chỉ đạo của cơ quan y tế dự phòng.