Tiêu chảy là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở hầu hết các đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Bệnh xuất phát từ nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau, nếu không được khắc phục sớm sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe. Vậy nên, bên cạnh việc phòng ngừa, quá trình theo dõi, phát hiện để điều trị kịp thời là thực sự cần thiết.
1. Tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến nhất, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Tình trạng được nhận biết dễ dàng bởi dấu hiệu đi ngoài nhiều lần, phân lỏng kèm nước bất thường. Tuy nhiên, người bệnh cần phân biệt rõ với hiện tượng đại tiện nhiều nhưng phân đặc hoặc phân lỏng, dính ở em bé bú mẹ. Cả hai trường hợp này đều không phải là tiêu chảy.

Tiêu chảy là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến nhất, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em
Tiêu chảy là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến nhất, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em

Thông thường, tình trạng có thể phát triển từ nhẹ đến nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng nếu không được kiểm soát kịp thời. Vì vậy, ngay khi nhận biết dấu hiệu rối loạn, người bệnh nên chủ động thăm khám để điều trị sớm, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

2. Phân loại các loại bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy được phân chia 4 cấp độ khác nhau dựa trên các đặc điểm về thời gian mắc bệnh, cơ chế bệnh, độ nghiêm trọng của bệnh và đặc điểm của phân như: phân có nhiều nước, sủi bọt, nhầy máu hay có chất béo,… bao gồm: tiêu chảy cấp tính, mãn tính, thẩm thấu và xuất tiết.

- Tiêu chảy cấp tính 
Bệnh tiêu chảy cấp tính là loại bệnh thường gặp ở trẻ em lứa tuổi mầm non và những năm đầu cấp tiểu học. Tiêu chảy xuất hiện đột ngột, trẻ đi phân lỏng nhiều nước, số lần đi nhiều hơn 3 lần trong 24 giờ, thường kéo dài 1 tuần. Bệnh tiêu chảy cấp tính thường có nguyên nhân do thức ăn không phù hợp hoặc do nhiễm khuẩn thực phẩm, trong đó virus rota là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe dọa đến tính mạng của trẻ dưới 2 tuổi.

Bệnh tiêu chảy được phân chia 4 cấp độ khác nhau
Bệnh tiêu chảy được phân chia 4 cấp độ khác nhau 

- Tiêu chảy mãn tính
Tiêu chảy kéo dài hơn 2-4 tuần được coi là dai dẳng hoặc mãn tính. Ở một người khỏe mạnh, tiêu chảy mãn tính có thể gây phiền toái hoặc trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng đối với một người có hệ miễn dịch yếu, hoặc suy giảm miễn dịch thì tiêu chảy mãn tính có thể là nguyên nhân đe dọa đến tính mạng.

- Tiêu chảy thẩm thấu
Tiêu chảy do giảm hấp thu dịch, chất điện giải và dinh dưỡng được coi là tiêu chảy thẩm thấu. Mức độ tiêu chảy từ nhẹ đến vừa, khối lượng phân từ 250ml đến 1 lít/ngày. Sự không hấp thu được một chất dinh dưỡng đơn thuần như lactose thường gây ra triệu chứng trướng bụng hơn là tiêu chảy, trừ trường hợp nặng. Hiện tượng tiêu chảy thẩm thấu sẽ dừng lại khi chúng ta ngừng ăn những thực phẩm đó.

- Tiêu chảy xuất tiết
Là sự rối loạn về chuyển tải ion trong các tế bào biểu mô của ruột làm tăng sự bài tiết và giảm hấp thu hoặc là cả hai. Đối với hiện tượng tiêu chảy này thì việc ngừng ăn không có tác dụng. 
3. Nguyên nhân bị tiêu chảy
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, khoảng đến 88% các trường hợp tử vong liên quan đến tiêu chảy là do vệ sinh không đầy đủ, nguồn nước không an toàn, không đủ vệ sinh. Trong đó, Rotavirus chính là tác nhân hàng đầu dẫn đến ỉa chảy cấp. Cụ thể, loại vi sinh vật này đã gây ra khoảng 40% trường hợp nhập viện ở đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi. 

Tiêu chảy là do vệ sinh không đầy đủ, nguồn nước không an toàn, không đủ vệ sinh
Tiêu chảy là do vệ sinh không đầy đủ, nguồn nước không an toàn, không đủ vệ sinh

4. Biểu hiện của bệnh tiêu chảy
Triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết nhất của bệnh tiêu chảy là đi ngoài nhiều lần (trên 3 lần mỗi ngày), phân lỏng và kèm nước. Ngoài ra, tình trạng cũng xuất hiện với nhiều triệu chứng đi kèm khác, cụ thể như sau:

  • Đầy bụng, sôi bụng.
  • Ỉa chảy liên tục, nhiều lần, ban đầu phân lỏng sau toàn là nước.
  • Nôn thức ăn, nước trong hoặc màu vàng nhạt.
  • Người luôn trong tình trạng mệt lả.
  • Chuột rút.
  • Biểu hiện mất nước từ nhẹ đến nặng: khát nước, da nhăn nheo, khô, cơ thể hốc hác, mắt trũng, mạch đập nhanh, hạ huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh,…

5. Khi nào nên đến gặp bác sĩ
Hầu hết các trường hợp tiêu chảy cấp đều có khả năng tự khỏi và triệu chứng sẽ cải thiện trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài hơn 2 ngày, người bệnh tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được chăm sóc cũng như điều trị y tế kịp thời.

Thực tế, ỉa chảy cũng là triệu chứng của một số trường hợp cấp cứu nghiêm trọng. Vì vậy, ngay khi nhận thấy phân lỏng, nhiều nước kèm các dấu hiệu nguy hiểm sau, người bệnh nên tìm kiếm sự giúp đỡ khẩn cấp:

  • Đi ngoài ra máu.
  • Đi ngoài phân đen, hắc ín.
  • Sốt cao trên 38,3 độ C hoặc kéo dài hơn 24 giờ.
  • Ỉa chảy kéo dài hơn 2 ngày.
  • Buồn nôn và không thể uống chất lỏng thay thế.
  • Đau dữ dội ở phần bụng (đặc biệt là vùng hạ sườn bên phải hoặc phần sau).
  • Tiêu chảy sau khi đi từ nước ngoài trở về.
  • Nước tiểu màu đậm.
  • Lượng nước tiểu ít hơn bình thường.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Nhức đầu.
  • Da khô.

6. Điều trị bệnh tiêu chảy
Hầu hết trường hợp tiêu chảy tiêu chảy mức độ nhẹ đều tự khỏi trong thời gian ngắn mà không cần can thiệp điều trị bằng thuốc. Nhưng nếu tình trạng kéo dài nhiều ngày với mức độ nặng hơn hoặc xuất hiện nhiều triệu chứng, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị.

Bù nước và điện giải khi bị tiêu chảy
Đây là điều đầu tiên bạn cần thực hiện khi bị tiêu chảy. Dung dịch muối bù nước (ORS) là hỗn hợp nước sạch, muối và đường, được hấp thụ ở ruột non và thay thế nước và chất điện giải bị mất trong phân. Nếu không thể uống nước do gây ra cảm giác buồn nôn hay đau dạ dày, bạn có thể cần được truyền dịch qua tĩnh mạch.

Điều trị bệnh tiêu chảy càng sớm để tránh gây nguy hiểm
Điều trị bệnh tiêu chảy càng sớm để tránh gây nguy hiểm

Thuốc kháng sinh
Trường hợp bệnh tiêu chảy được xác định là do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra, thuốc kháng sinh có thể giúp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây bệnh là virus thì kháng sinh sẽ không có tác dụng.

Điều chỉnh các thuốc đang sử dụng
Nếu nhận thấy một loại thuốc kháng sinh mà bạn đang sử dụng chính là nguyên nhân gây tiêu chảy, bác sĩ có thể giảm liều dùng xuống hoặc thay đổi sang loại thuốc khác để giúp chấm dứt tác dụng phụ này.

7. Biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy
Dễ lây lan, biến chứng nguy hiểm, nhưng bệnh tiêu chảy hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng một số biện pháp đã được Bộ Y tế chỉ rõ:

  • Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
  • Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch
  • Xử trí đúng cách khi có người bị tiêu chảy cấp

Đồng thời, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo tiêm phòng là “tấm lá chắn” hiệu quả nhất ngăn ngừa bệnh tiêu chảy do rotavirus. Rotavirus có tính chất lây lan rất cao, trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ nhiễm rotavirus cao nhất. Hầu như tất cả trẻ em đều sẽ bị phơi nhiễm với rotavirus trong những năm đầu đời. WHO ước tính rằng trong năm 2008, có khoảng 453.000 ca tử vong ở trẻ em bị viêm dạ dày ruột do rotavirus xảy ra trên toàn thế giới.
Để đặt lịch thăm khám, tư vấn về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện TTH, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp qua:
- Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh
Địa chỉ: 105 Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An
Hotline: 0948.956.622
Website: www.benhvientthvinh.vn
- Bệnh viện Đa khoa TTH Quảng Bình
Địa chỉ: Số 99, đường Điện Biên Phủ, Phú Hải, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Hotline: 0967.260.115
Website: www.benhvientthquangbinh.vn
- Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 01 Ngô Quyền, Thạch Trung, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Hotline: 0912.555.115
Website: www.benhvientthhatinh.vn

Bệnh Lý Thường Gặp