Bệnh tiểu đường: Phân loại, dấu hiệu và biến chứng nguy hiểm

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định, thay đổi thất thường có thể thiếu hoặc dư thừa. Nếu được theo dõi và kiểm soát thường xuyên lượng đường trong máu thì chắc chắn người bệnh có thể giữ được mức độ an toàn đối với sức khỏe như người bình thường.

Phân loại Bệnh tiểu đường

Dựa vào các yếu tố trên, bệnh tiểu đường được chia làm:

Bệnh tiểu đường type 1

Phần lớn nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1 là do khả năng tự miễn, đây chính là tình trạng tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ hormone insulin để kiểm soát lượng đường huyết dẫn đến nồng độ đường trong máu cao.

Bệnh tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường type 2 thường được gọi là tiểu đường tuổi trung niên và chiếm tỷ lệ gần 90% trên tổng số bệnh nhân bị tiểu đường. Nguyên nhân chính của loại bệnh này sẽ liên quan đến sự giảm bài tiết insulin và tình trạng kháng insulin. Bệnh xảy ra cũng do một số yếu tố liên quan khác như các bệnh liên quan đến ruột, thần kinh, gan, thận…

Bệnh tiểu đường có biểu hiện như thế nào?

Ban đầu các biểu hiện của bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu thường rất khó để nhận biết, do lúc này các biểu hiện hầu như rất khó để xác định, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Nên khi phát hiện bệnh thường sẽ là khi bệnh trở nặng có biểu hiện cụ thể ra bên ngoài. Tuy nhiên, nếu người bệnh quan tâm đến sức khỏe, khám định kỳ, kiểm soát tốt sức khỏe thì có thể phát hiện bệnh tiểu đường sớm. Dưới đây là một số biểu hiện giúp người bệnh nhận biết sớm bệnh tiểu đường:

1. Khát nước và uống nước nhiều

Khi mắc bệnh tiểu đường người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy khát nước và uống nhiều nước. Tuy nhiên dấu hiệu này cần được phân biệt với tình trạng khát nước do cơ thể mất nước do hoạt động nhiều, thời tiết nắng nóng,...

2. Đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu tăng cao

Biểu hiện thường thấy của bệnh tiểu đường là tình trạng đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu nhiều hơn so với bình thường, tiểu không gắt buốt, chất lượng nước tiểu bình thường,...

3. Người mệt mỏi thường xuyên, cơ thể yếu kém

Lượng glucose ở người mắc bệnh tiểu đường trong giai đoạn mắc căn bệnh này vẫn sẽ lưu thông trong cơ thể. Tuy nhiên vì thiếu Insulin, hàm lượng glucose sẽ không được chuyển hóa thành năng lượng nuôi cơ thể. Mặt khác, vì mất nhiều năng lượng do đào thải glucose qua đường tiểu, nên người bệnh sẽ bị mệt mỏi đồng thời cơ thể suy nhược. Chính vì vậy, khi xuất hiện các biểu hiện nghi ngờ bệnh tiểu đường như khát nước, cơ thể yếu, suy nhược, thường xuyên mệt mỏi thì hãy đi khám sàng lọc để xác định nguyên nhân và điều trị bệnh sớm nhất.

4. Có biểu hiện ăn nhiều nhưng bị sụt cân

Vì glucose trong máu tăng cao, không thể chuyển hóa năng lượng được, nên chất béo được cho là nguồn thay thế để tạo ra năng lượng cho cơ thể. Từ đó dù người bệnh ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, nhưng vẫn gầy và sụt cân nhanh.

5. Thị lực giảm sút

Người mắc bệnh tiểu đường sẽ xuất hiện tình trạng mắt nhìn không còn rõ như trước, các hình ảnh bị nhòe, mờ nhạt dần đi kèm với biểu hiện khát nước sụt cân.

6. Biểu hiện viêm nướu

Nếu mắc bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch suy giảm, các tác động từ bên ngoài có thể xâm nhập khiến cho cơ thể bị yếu đi khó chống lại các vi khuẩn gây ra các tổn thương. Lúc này lợi là nơi nhận ảnh hưởng nhiều nhất của viêm nướu, viêm họng… sẽ diễn ra thường xuyên.

7. Xuất hiện nhiều vết thâm nám

Khi mắc bệnh tiểu đường, quá trình trao đổi chất và oxy hóa bị tác động khiến làn da bị ảnh hưởng ít nhiều. Các vết thâm sẫm màu bắt đầu xuất hiện ở những nơi có nếp nhăn hoặc nếp gấp da.

8. Vết thương lâu lành

Biểu hiện rõ rệt của bệnh đái tháo đường là rối loạn chuyển hóa, nên khi mắc bệnh các tổn thương lòng mạch, tắc mạch máu hoại tử, tổn thương hệ miễn dịch sẽ dẫn đến xuất hiện các vết thương ngoài da khó lành, đôi khi hoại tử gây nhiễm trùng nặng.

Biến chứng của bệnh tiểu đường

  • Biến chứng ở da: vàng da, u hạt vòng, bệnh bạch biến, u mỡ vàng, ban vàng, u hạt vòng, mụn nhọt, phỏng nước, thậm chí là bệnh gai đen.
  • Biến chứng ở mắt: những người bị tiểu đường tuýp 1 thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về mắt và thần kinh ngoại biên.
  • Tổn thương về thần kinh: theo thống kê có khoảng một nửa bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường sẽ có những triệu chứng về thần kinh.
  • Biến chứng ở bàn chân: Một số bệnh nhân xuất hiện biến chứng của bệnh tiểu đường tại bàn chân như lượng máu đến chân kém, biến dạng ngón chân, bàn chân hay xuất hiện cảm giác đau, ngứa, châm chích hoặc mất cảm giác ở bàn chân.
  • Ketoacidosis tiểu đường: đây là một trong những biến chứng nguy hiểm gây hôn mê (bất tỉnh trong một thời gian dài) hoặc thậm chí tử vong.
  • Biến chứng ở thận: suy giảm chức năng thận, làm mất khả năng lọc chất thải từ máu.
  • Huyết áp cao: tình trạng huyết áp cao xuất hiện nhiều ở người mắc bệnh lý tiểu đường.  
  • Đột quỵ: có thể gây ra các vấn đề về vận động, đau, tê và các vấn đề về khả năng ghi nhớ thông tin hoặc nói.

Xem thêm: "Bệnh cường giáp có gây vô sinh không?"

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường

Tùy vào từng đối tượng và tình trạng bệnh mà phương pháp điều trị bệnh tiểu đường cũng sẽ khác nhau. Trong đó, việc điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày cùng rèn luyện luyện thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng là một trong những việc làm vô cùng quan trọng.

  • Với bệnh nhân tiểu đường type 1: Bệnh nhân sau khi được bác sĩ thăm khám sẽ được chỉ định sử dụng insulin trong suốt quãng đời còn lại vì lúc này cơ thể đã không còn khả năng tự sản xuất insulin.
  • Với bệnh nhân tiểu đường type 2: Nếu lượng đường trong máu không được cải thiện bằng chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể dục thì sẽ phải sử dụng thuốc điều trị dạng uống hoặc tiêm để ổn định lượng đường trong máu.

Lưu ý: Bệnh nhân muốn điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả cần phải thường xuyên theo dõi lượng carbohydrate, cũng như hạn chế dùng các loại thực phẩm chế biến sẵn, ít chất xơ; thay vào đó là bổ sung các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và ăn nhiều rau xanh.

Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?

Để hạn chế hạn chế khả năng bệnh tiến triển nặng và giúp cho cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt được kết quả tốt, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn với các loại thực phẩm phụ hợp. Đồng thời hạn chế các loại thực phẩm khiến bệnh tiểu đường khó kiểm soát và trở nặng như: 

  • Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, các loại củ nướng, miến, bột sắn dây.
  • Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bị tiểu đường.
  • Không nên ăn thịt lợn mỡ, da của gia cầm, phủ tạng động vật, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, siro, kem tươi, dầu dừa, các loại nước có ga...
  • Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả... bởi đây là nhóm thực phẩm chứa lượng đường rất cao hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường.

Bệnh Lý Thường Gặp