Bệnh cường giáp: Nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng nguy hiểm

Bệnh cường giáp là gì?

Cường giáp hay cường tuyến giáp là một hội chứng mà tuyến giáp hoạt động quá mức, dẫn đến tăng sinh ra nhiều hormone  (triiodothyronine và thyroxin) so với nhu cầu của cơ thể. Nếu không được điều trị có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây nên các triệu chứng tim mạch, tăng chuyển hóa quá mức, xương, cơ, chu kỳ kinh nguyệt và cả khả năng sinh sản.

Nguyên nhân gây cường giáp

Nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp có thể kể đến:

Bệnh Basedow

Là bệnh tự miễn, Basedow hình thành do hệ miễn dịch tấn công tuyến giáp, kích thích sản sinh ra hormone giáp quá mức. Theo thống kê tỷ lệ bệnh cường giáp có nguyên nhân từ bệnh Basedow chiếm khoảng 70% trên tổng số người bệnh. Bệnh xuất hiện nhiều ở nữ giới có độ tuổi từ 20 - 50 tuổi.

Nhân tuyến giáp hoạt động quá mức

Ở nhân tuyến giáp có các cục u chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động của tuyến giáp. Trường hợp các nhân tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ sản xuất quá lượng hormone giáp mà cơ thể cần, dẫn đến tình trạng cường giáp. Tuy nhiên nó lại thuộc loại cường giáp lành tính.

Viêm tuyến giáp

Trường hợp tuyến giáp bị viêm sẽ trực tiếp gây tổn thương cấu trúc của các nang tuyến giáp khiến lượng hormone tuyến giáp bị rò rỉ ra ngoài. Nếu tình trạng viêm tuyến giáp kéo dài quá 18 tháng sẽ làm cho chức năng hoạt động của tuyến giáp suy giảm gây nên tình trạng suy giáp. Tuy nhiên thời gian cường giáp trong trường hợp này có thể sẽ chỉ kéo dài đến 3 tháng trước khi cấu trúc mô học của tuyến giáp trở lại bình thường.

Tăng tiêu thụ i-ốt

I-ốt là thành phần quan trọng giúp tuyến giáp sản xuất ra hormone giáp. Tuy nhiên nếu cơ thể tiểu thụ lượng i-ốt quá mức sẽ dẫn đến tình trạng tuyến giáp sản xuất quá lượng hormone giáp mà cơ thể cần. Từ đó gây nên tình trạng cường giáp.

Lạm dụng hormone tuyến giáp

Trên đối tượng điều trị bệnh lý tuyến giáp khác nếu sử dụng quá nhiều hormone tuyến giáp sẽ làm tăng sinh hormone ở tuyến giáp gây cường giáp (hay cường tuyến giáp).

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cường giáp

Tuyến giáp có hình cánh bướm nằm ở phía trước cổ, bên trên khí quản và bên dưới thanh quản. Khi tuyến giáp sản sinh quá mức hormone giáp sẽ gây nên tình trạng cường giáp. Những đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng cường giáp bao gồm:

Gặp nhiều ở nữ giới hơn nam giới (độ tuổi từ 20 - 50 tuổi)

- Người từng mắc các bệnh lý về tuyến giáp hoặc từng phẫu thuật liên quan đến tuyến giáp.

- Có tiền sử gia đình mắc bệnh lý về tuyến giáp.

- Người mắc bệnh đái tháo đường type 1, rối loạn nội tiết tố, suy thượng thận nguyên phát.

- Người dùng nhiều i - ốt.

- Người bị thiếu máu ác tính (thiếu máu hồng cầu to do thiếu vitamin B12).

Triệu chứng bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp được xem như là bệnh lý toàn cơ thể bởi nó tác động đến khả năng chuyển hóa của cơ thể, gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như tim mạch, tiêu hóa, hô hấp, não bộ, nội tiết tố... Một số triệu chứng có thể kể đến của bệnh cường giáp:

- Nhịp tim nhanh: rối loạn nhịp tim, nhịp tim tăng nhanh hơn bình thường khiến người bệnh cảm thấy bồn chồn, lo lắng, đánh trống ngực hay khó thở.

- Cân nặng giảm sút đột ngột: dù ăn nhu cầu ăn uống vẫn như bình thường, thậm chí nhiều hơn thì cân nặng vẫn có dấu hiệp bị suy giảm.

- Khả năng vận động kém: thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, yếu cơ, làm cho cơ thể giảm khả năng vận động.

- Thường xuyên cảm thấy căng thẳng, lo âu, stress, khó tập trung.

- Run tay, lạnh chân.

- Rối loạn tiêu hóa.

- Có dấu hiệu bị phì đại tuyến giáp : bướu cổ, lồi mắt, giọng nói khàn.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:

- Biến chứng tim mạch: nhịp tim tăng, các rối loạn nhịp tim nghiêm trọng như rung nhĩ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng suy tim, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng ở người bệnh cường giáp.

- Lồi mắt ác tính: người bị cường giáp do bệnh Basedow có thể gặp phải các triệu chứng như lồi mắt, nhạy cảm với ánh sáng, thường xuyên chảy nước mắt, đi kèm với tổn thương giác mạc hay viêm kết mạc.

- Cơn bão giáp: lượng hormone tăng cao bất thường khi bị cường giáp sẽ khiến cho các triệu chứng trở nên nặng nề, lúc này sức khỏe, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa nếu không được điều kịp thời.

Xem thêm: "Những lưu ý về biến chứng của bệnh tiểu đường"

Phương pháp điều trị bệnh cường giáp

Bệnh cường tuyến giáp hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu người bệnh phát hiện sớm và được điều trị đúng cách. Bằng cách khi xuất hiện các biểu hiện nghi ngờ bệnh cường giáp như:  bướu cổ sưng tấy, mắt lồi không nguyên nhân, rụng tóc, tóc giòn, móng tay móng chân giòn.... hãy đến bệnh viện gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý, đồng thời có phác đồ điều trị, can thiệp kịp thời, nhanh chóng.

Hiện nay có 3 phương pháp điều trị bệnh cường giáp:

- Điều trị nội khoa (dùng thuốc).

- Phóng xạ (uống i-ốt có gắn chất phóng xạ).

- Phẫu thuật mổ tuyến giáp.

Bệnh cường giáp nên ăn gì?

Tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ làm tăng chuyển hóa, khiến cơ thể dễ thiếu hụt chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vi chất (sắt, kẽm, magie,…). Do đó, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm để quá trình điều trị hội chứng cường giáp đạt hiệu quả cao. Một số nhóm thực phẩm người bệnh cường giáp nên lưu ý:

- Thực phẩm giàu kẽm.

- Các loại quả mọng, nhiều nước.

- Thực phẩm giàu axit béo Omega 3.

- Đạm thực vật.

- Thực phẩm giàu canxi

Bệnh cường giáp kiêng gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm người bệnh cường giáp lưu ý bổ sung thì có nhưng loại thực phẩm khác người bệnh cần hạn chế dung nạp, tránh tình trạng khiến bệnh chuyển biến nặng hơn. Nhóm thực phẩm bệnh nhân cường giáp hết sức lưu ý:

- Thực phẩm giàu i-ốt.

- Các loại chất béo bão hòa .

- Đồ uống chứa cafein, chất kích thích.

- Thực phẩm có hàm lượng đường cao.

Bệnh cường giáp có gây vô sinh

Tuyến giáp là nơi sản sinh ra hormone thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển cơ thể. Khi tuyến giáp gặp vấn đề, có thể sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của bệnh nhân trước, trong và sau khi mang thai. Trong đó hội chứng cường giáp làm tăng nồng độ hormone cơ thể cao, ảnh hưởng đến quá trình sử dụng năng của của cơ thể, khiến nội tiết tố thay đổi gây rối loạn kinh nguyệt ở giới, làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.

Theo thống kế, có khoảng 2,3% phụ nữ có vấn đề về sinh sản khi mắc bệnh cường giáp. Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời, đúng cách, cơ hội làm mẹ của phụ nữ vẫn rất cao.

 

 

Bệnh Lý Thường Gặp