Nội tiết - Chuyển hóa
Cơ xương khớp – Cột sống
Tim mạch
Tiêu hóa – Gan mật
Thần kinh – sọ não
Hô hấp
Tiết niệu – sinh dục
Ung bướu
Huyết học
Dinh dưỡng
Chấn thương chỉnh hình
Sản phụ khoa
Hỗ trợ sinh sản
Nhi khoa
Tai mũi họng
Răng hàm mặt
Mắt
Da liễu
Y học cổ truyền
Phục hồi chức năng
Thực quản - Dạ dày
Đường ruột
Trực tràng - Hậu môn
Gan - Mật - Tủy
Truyền nhiễm
Lao
Để lại thông tin về tình hình sức khỏe hoặc vấn đề của bạn để được Bác sĩ tư vấn
Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định, thay đổi thất thường có thể thiếu hoặc dư thừa.
Cường giáp hay cường tuyến giáp là một hội chứng mà tuyến giáp hoạt động quá mức, dẫn đến tăng sinh ra nhiều hormone (triiodothyronine và thyroxin) so với nhu cầu của cơ thể.
Buồng trứng đa nang (tiếng Anh là Polycystic Ovary Syndrome – PCOS) là một bệnh liên quan đến rối loạn nội tiết tố, mất cân bằng hormone trong cơ thể phụ nữ. Hội chứng buồng trứng đa gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng ở phụ nữ đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản.
Hội chứng Cushing là một bệnh lý nội tiết do rối loạn chức năng vỏ tuyến thượng thận, gây tăng mãn tính hormone glucocorticoid không kìm hãm được.
Hạ canxi máu là tình trạng nồng độ canxi trong huyết tương dưới mức bình thường.
Dậy thì muộn (hay còn gọi là chậm dậy thì) là tình trạng tuổi dậy thì bắt đầu chậm so với thời điểm thông thường.
Bệnh không dung nạp lactose là một trạng thái phổ biến khi cơ thể thiếu enzym lactase cần thiết để phân hủy lactose, loại đường tồn tại trong sữa và các sản phẩm từ sữa
Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở hầu hết các đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Bệnh xuất phát từ nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau, nếu không được khắc phục sớm sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe. Vậy nên, bên cạnh việc phòng ngừa, quá trình theo dõi, phát hiện để điều trị kịp thời là thực sự cần thiết.
Sỏi thận là những viên sỏi cứng hình thành trong thận do sự tích tụ các khoáng chất trong nước tiểu. Bệnh sỏi thận có thể gây ra cơn đau dữ dội, buồn nôn và nếu không được điều trị, sỏi thận có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng thận, suy thận. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về phân loại, nguyên nhân và các phương pháp điều trị hiệu quả bệnh sỏi thận.
Thận ứ nước là một trong những tình trạng bệnh lý của hệ tiết niệu có thể xảy ra ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau từ thai nhi, trẻ em cho đến người lớn. Mặc dù tình trạng này có thể điều trị dứt điểm, tuy nhiên, không ít trường hợp thận tích nước trong thời gian dài dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Hội chứng cushing là bệnh gì
Hội chứng Cushing là một bệnh lý nội tiết do rối loạn chức năng vỏ tuyến thượng thận, gây tăng mãn tính hormone glucocorticoid không kìm hãm được. Có thể xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, bán manh, mắt nhìn mờ do khối u to chèn ép giao thoa thị giác. Đây là bệnh thường gặp ở nữ tuổi 25-40. Ở trẻ em bệnh còn được gọi là bệnh rối loạn sinh dục thượng thận.
Triệu chứng Hội chứng cushing
Các triệu chứng phổ biến của hội chứng cushing bao gồm:
Nguyên nhân gây Hội chứng cushing
Ngày nay, khoa học đã phân bệnh hội chứng Cushing thành thành nhiều loại với nguyên nhân khác nhau. Trong đó nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng Cushing là do người bệnh sử dụng thuốc corticosteroid, Steroid liều cao để điều trị đau lưng, còn ở liều thấp nhiều như thuốc dùng cho bệnh hen suyễn, hoặc thuốc bôi dạng gel, kem cho bệnh chàm.
Bệnh Cushing
Là bệnh do u tuyến yên tăng tiết ACTH (viết tắt của adrenocorticotropic hormone) gây quá sản thượng thận 2 bên. U tuyến yên thường là dạng adenoma chiếm hơn 90% có kích thước thường nhỏ khoảng 1cm. Biểu hiện của bệnh gồm: đau đầu, bán manh, mắt nhìn mờ.
Hội chứng Cushing bệnh học (hội chứng không phụ thuộc ACTH)
Thường lành tính, nguyên nhân là do u tế bào lớp bó vỏ thượng thận tăng tiết cortisol, u một bên thượng thận, ung thư thượng thận thường ít gặp hơn nhưng rất nặng, bệnh tiến triển nhanh với các triệu chứng rõ rệt, quá sản nốt thượng thận sẽ chỉ được phát hiện được khi chụp MRI thượng thận. Xét nghiệm Cortisol huyết thanh lúc đói tăng và mất nhịp tiết ngày đêm, ACTH giảm.
Hội chứng tăng tiết ACTH ngoại sinh
Đây là biểu hiện nội tiết của bệnh ác tính như: ung thư gan nguyên phát, ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư dạ dày…
Hội chứng giả Cushing
Do người bệnh sử dụng thuốc corticosteroid kéo dài không có kiểm soát. Các bệnh lý hay thường gặp như là bệnh lý về máu, hen phế quản, cơ xương khớp... Ngoài ra, gần dây ghi nhận một số trường hợp người bệnh sử dụng các loại thuốc Đông y trôi nổi, không rõ nguồn gốc, tên chế phẩm chứa corticoid nhằm giảm đau, chống dị ứng nhưng không được bác sĩ hướng dẫn sử dụng, từ đó người bệnh vô tình lạm dụng liều lượng. Sau khi xét nghiệm thấy nồng độ Cortisol huyết thanh giảm, có tiền sử dùng Corticoid. Đây là hội chứng thường gặp nhất trong lâm sàng và biến chứng nặng nề như suy kiệt rối loạn điện giải nặng, suy thượng thận cấp, nhiễm trùng cơ hội...đa số là do người bệnh ngừng dùng thuốc đột ngột dẫn tới nồng độ cortisol huyết thanh giảm trong khi vỏ thượng thận bị ức chế bởi glucocorticoid ngoại lai vẫn chưa kịp hồi phục.
Đối tượng nguy cơ bệnh Hội chứng Cushing
Những đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng Cushing cao hơn so với người bình thường:
Theo báo cáo, đối tượng nguy cơ mắc bệnh Cushing, phần lớn là do các khối u trong sọ hoặc khối u khác phát triển, nguyên nhân gây bệnh khối u tuyến yên vẫn chưa rõ. Một số ít trường hợp người bệnh mắc hội chứng Cushing có bệnh cảnh nhiều loại u tuyến nội tiết nhóm 1 hoặc tính di truyền như gia đình.
Cách điều trị Hội chứng cushing
Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng Cushing
Phương pháp chẩn đoán hội chứng Cushing sẽ liên quan đến việc phát hiện ra mức cortisol cao và tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh khác. Các biện pháp chẩn đoán hội chứng Cushing:
Phòng ngừa Hội chứng Cushing bằng cách nào?
Đầu tiên với các loại thuốc điều trị bệnh, người bệnh cần phải sử dụng liều lượng theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng quá nhiều thuốc chứa steroid trong thời gian dài. Các thuốc không được bác sĩ kê đơn (kể cả thuốc đông y) trong điều trị các bệnh lý cảm ho, sổ mũi, viêm xoang, xương khớp,… có tác dụng kháng viêm, giảm đau mạnh sẽ chứa thành phần corticoid. Chính vì vậy, nếu bệnh nhân tự ý mua thuốc về uống một cách tùy tiện không theo sự kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ, rất dễ gây ra hội chứng giả Cushing. Dưới đây là cách phòng người hội chứng Cushing hiệu quả: