Nội tiết - Chuyển hóa
Cơ xương khớp – Cột sống
Tim mạch
Tiêu hóa – Gan mật
Thần kinh – sọ não
Hô hấp
Tiết niệu – sinh dục
Ung bướu
Huyết học
Dinh dưỡng
Chấn thương chỉnh hình
Sản phụ khoa
Hỗ trợ sinh sản
Nhi khoa
Tai mũi họng
Răng hàm mặt
Mắt
Da liễu
Y học cổ truyền
Phục hồi chức năng
Thực quản - Dạ dày
Đường ruột
Trực tràng - Hậu môn
Gan - Mật - Tủy
Truyền nhiễm
Lao
Để lại thông tin về tình hình sức khỏe hoặc vấn đề của bạn để được Bác sĩ tư vấn
Viêm mũi dị ứng, còn được gọi là dị ứng mũi hay cảm mạo dị ứng, là một loại phản ứng quá mức của hệ miễn dịch của cơ thể đối với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, phấn thực vật, bụi bẩn và các hạt nhỏ trong không khí.
Bệnh lao phổi, còn được gọi là lao phổi hoặc lao hạch, là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra.
Cúm thường lây lan thông qua việc tiếp xúc với những người mắc bệnh hoặc qua việc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm bởi virus.
Viêm phế quản là một căn bệnh phổ biến về đường hô hấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và có thể gây các biến chứng nguy hiểm. Để giúp cải thiện tình trạng bệnh thì chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng. Cùng tìm hiểu viêm phế quản nên ăn gì và không nên ăn gì trong bài viết sau nhé.
Cúm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và gây bệnh ở nhiều mức độ từ trung bình tới nghiêm trọng. Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi là những đối tượng không nên xem nhẹ chứng bệnh nhiễm trùng hô hấp này.
Viêm đường hô hấp trên là bệnh theo mùa, bùng phát mạnh mẽ vào mùa lạnh, thời tiết hanh khô. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em, người lớn tuổi, có hệ miễn dịch suy yếu… và có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách.
Viêm đường hô hấp trên là bệnh theo mùa, bùng phát mạnh mẽ vào mùa lạnh, thời tiết hanh khô. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em, người lớn tuổi, có hệ miễn dịch suy yếu… và có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách.
1. Tổng quan bệnh Viêm đường hô hấp trên
Đường hô hấp trên bao gồm các bộ phận như xoang, đường mũi, hầu họng, thanh quản. Các tổ chức này dẫn không khí từ bên ngoài môi trường vào phế quản và đến phổi để diễn ra quá trình hô hấp. Viêm đường hô hấp trên là quá trình nhiễm trùng của một hoặc nhiều các bộ phận trên. Khi các bộ phận khác nhau bị viêm, sẽ có những tên gọi khác nhau như viêm xoang, viêm hầu họng, viêm phế quản, viêm thanh quản…
Đường hô hấp trên bao gồm các bộ phận như xoang, đường mũi, hầu họng, thanh quản
Đây là một bệnh lý phổ biến trên thế giới. Theo ước tính, trong năm 2015 có 17.2 tỉ ca mắc nhiễm khuẩn hô hấp trên trên toàn thế giới. Năm 2014 đã có 3000 ca tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp trên. Đây là một trong những lí do đi khám bác sĩ phổ biến nhất, và là bệnh khiến người bệnh phải nghỉ học, nghỉ làm nhiều nhất. Viêm đường hô hấp trên (nhiễm trùng đường hô hấp trên) có thể xảy ra bất cứ lúc nào, những thường gặp nhất là mùa thu hoặc mùa đông.
2. Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên
Viêm đường hô hấp trên xảy ra do các tác nhân gây bệnh xâm lấn trực tiếp và các niêm mạc của các cơ quan trong đường hô hấp trên. Một số tác nhân gây bệnh thường gặp gồm: tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, Bordetella, virus hợp bào hô hấp, virus sởi cúm, vi khuẩn E.coli, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, nấm candida…
Viêm đường hô hấp trên xảy ra do các tác nhân gây bệnh xâm lấn trực tiếp
3. Triệu chứng bệnh Viêm đường hô hấp trên
Thông thường, triệu chứng của viêm đường hô hấp trên là kết quả của các chất độc tiết ra bởi tác nhân gây bệnh cộng với đáp ứng viêm của hệ miễn dịch. Các triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng hô hấp trên bao gồm:
- Nghẹt mũi
- Chảy nước mũi
- Hắt hơi
- Đau rát họng
- Đau khi nuốt
- Ho
- Mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp, sốt cao
Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm: khó thở, đau vùng xoang, ngứa mắt chảy nước mắt, nôn, buồn nôn, tiêu chảy.
4. Đối tượng gây viêm đường hô hấp trên
Viêm đường hô hấp trên thường xảy ra ở các đối tượng sau:
- Khoang mũi, đường dẫn khí bị tổn thương.
- Vệ sinh kém, không thường xuyên rửa tay, nhất là khi chăm sóc, tiếp xúc với người bệnh.
- Thường xuyên đến những khu vực đông đúc, có nguy cơ nhiễm bệnh cao như trường học, khu vui chơi…
- Nạo VA, cắt bỏ amidan.
- Hút thuốc lá, tiếp xúc với khói thuốc, khói bụi.
- Mắc các bệnh lý gây suy giảm, rối loạn hệ miễn dịch: HIV, đã từng phẫu thuật ghép tạng…
- Sinh sống ở khu vực có khí hậu nóng ẩm…
5. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm đường hô hấp trên
Khi nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, cần thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt với một số bệnh có triệu chứng giống như: Hen, Viêm phổi, Cúm H1N1, Dị ứng, dị ứng theo mùa, Viêm xoang mạn tính, Viêm phế quản
Thông thường việc chẩn đoán viêm đường hô hấp trên được thực hiện dựa trên đánh giá về triệu chứng, thăm khám lâm sàng, và đôi khi là một số xét nghiệm. Khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ sưng và đỏ niêm mạc mũi và họng, đánh giá mức độ phì đại của amidan và các hạch bạch huyết xung quanh cổ và đầu, mức độ đỏ mắt liên quan đến viêm xoang.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm đường hô hấp trên
6. Các biện pháp điều trị bệnh Viêm đường hô hấp trên
Đa số các trường hợp viêm đường hô hấp trên là do virus vì vậy không cần có những biện pháp điều trị cụ thể. Người bệnh có thể tự điều trị triệu chứng ở nhà mà không cần thăm khám bác sĩ hoặc sử dụng thuốc.
Nghỉ ngơi là một bước quan trọng trong điều trị nhiễm trùng hô hấp trên. Các hoạt động thường xuyên nên duy trì ở mức dung nạp được, không quá sức. Cần uống nước nhiều để bù lại lượng nước mất đi do chảy nước mũi, sốt và ăn uống kém do viêm đường hô hấp trên. Cần điều trị triệu chứng cho đến lúc tình trạng nhiễm trùng được giải quyết dứt điểm. Một số các thuốc điều trị triệu chứng:
- Paracetamol, ibuprofen: thuốc hạ sốt
- Các thuốc kháng histamin để giảm tiết và nghẹt mũi
- Thuốc điều trị ho như dextromethorphan, guaifenesin, codein
- Steroids như dexamethasone, prednisolone dùng để giảm viêm và phù nề đường hô hấp
- Một số thuốc dùng thể thông mũi
Đa số các trường hợp viêm đường hô hấp trên là do virus
Kháng sinh được sử dụng trong một số trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên liên quan đến vi khuẩn. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh liên quan đến một số tác dụng không mong muốn và có thể thúc đẩy đề kháng kháng sinh và nhiễm khuẩn thứ phát, nên kháng sinh cần được sử dụng thận trọng theo chỉ định của bác sĩ.
Đây là bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong hoặc các di chứng nặng nề nên các bậc phụ huynh cần phải lưu ý. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ ngay với TTH Hospital để biết thêm thông tin về bệnh lý và sẽ được tư vấn cụ thể.