Nội tiết - Chuyển hóa
Cơ xương khớp – Cột sống
Tim mạch
Tiêu hóa – Gan mật
Thần kinh – sọ não
Hô hấp
Tiết niệu – sinh dục
Ung bướu
Huyết học
Dinh dưỡng
Chấn thương chỉnh hình
Sản phụ khoa
Hỗ trợ sinh sản
Nhi khoa
Tai mũi họng
Răng hàm mặt
Mắt
Da liễu
Y học cổ truyền
Phục hồi chức năng
Thực quản - Dạ dày
Đường ruột
Trực tràng - Hậu môn
Gan - Mật - Tủy
Truyền nhiễm
Lao
Để lại thông tin về tình hình sức khỏe hoặc vấn đề của bạn để được Bác sĩ tư vấn
Viêm mũi dị ứng, còn được gọi là dị ứng mũi hay cảm mạo dị ứng, là một loại phản ứng quá mức của hệ miễn dịch của cơ thể đối với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, phấn thực vật, bụi bẩn và các hạt nhỏ trong không khí.
Bệnh lao phổi, còn được gọi là lao phổi hoặc lao hạch, là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra.
Cúm thường lây lan thông qua việc tiếp xúc với những người mắc bệnh hoặc qua việc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm bởi virus.
Viêm phế quản là một căn bệnh phổ biến về đường hô hấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và có thể gây các biến chứng nguy hiểm. Để giúp cải thiện tình trạng bệnh thì chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng. Cùng tìm hiểu viêm phế quản nên ăn gì và không nên ăn gì trong bài viết sau nhé.
Cúm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và gây bệnh ở nhiều mức độ từ trung bình tới nghiêm trọng. Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi là những đối tượng không nên xem nhẹ chứng bệnh nhiễm trùng hô hấp này.
Viêm đường hô hấp trên là bệnh theo mùa, bùng phát mạnh mẽ vào mùa lạnh, thời tiết hanh khô. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em, người lớn tuổi, có hệ miễn dịch suy yếu… và có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách.
Cúm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và gây bệnh ở nhiều mức độ từ trung bình tới nghiêm trọng. Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi là những đối tượng không nên xem nhẹ chứng bệnh nhiễm trùng hô hấp này.
1. Bệnh cúm là gì?
Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm virus tấn công hệ hô hấp của người bệnh - mũi, cổ họng và phổi. Đối với hầu hết mọi người, cúm sẽ tự khỏi. Nhưng đôi khi, cúm và các biến chứng của nó có thể gây tử vong ở những đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng cúm như:
Mặc dù vắc-xin cúm không hiệu quả 100%, tuy nhiên đây vẫn là cách phòng chống cúm tốt nhất nếu được tiêm hằng năm.
Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm virus tấn công hệ hô hấp của người bệnh - mũi, cổ họng và phổi
2. Phân loại bệnh cúm
Cúm có 3 loại khác nhau ảnh hưởng tới người, bao gồm:
Cúm A: Còn được gọi là cúm mùa, được tìm thấy ở nhiều loài động vật. Vi rút cúm A thường xuyên thay đổi tạo nên nhiều biến chủng mới; được biết đến như là nguyên nhân gây ra đại dịch cúm có khả năng cao lây nhiễm cao. Các phân nhóm cúm A đang được lưu hành hiện nay bao gồm A (H1N1) và A (H3N2).
Cúm B: Giống như cúm A, vi rút cúm B cũng có thể bùng phát gây bệnh theo mùa. Về khác biệt, vi rút cúm B nói chung thay đổi chậm hơn về đặc tính di truyền và kháng nguyên so với cúm A. Vi rút cúm B chỉ gây bệnh ở người và không được phân chia theo loại như cúm A; cũng không gây ra những đợt lây nhiễm lớn.
Cúm C: Vi rút cúm C cũng được tìm thấy ở người nhưng gây bệnh với các triệu chứng hô hấp nhẹ hơn so với cúm A và B và ít hình thành biến chứng nguy hiểm.
3. Triệu chứng cúm
Cúm có khả năng gây ra các triệu chứng từ nhẹ tới nặng. Nhiều người hay nhầm lẫn giữa cúm với cảm lạnh bởi các biểu hiện ban đầu như sổ mũi, hắt hơi và đau họng. Tuy nhiên cảm lạnh thường diễn biến chậm trong khi cúm lại phát triển nhanh, đột ngột. Bạn có thể bắt đầu nhận thấy các dấu hiệu bệnh trong khoảng 1-7 ngày thông thường là 48-72h sau khi tiếp xúc với vi rút cúm.
Cúm có khả năng gây ra các triệu chứng từ nhẹ tới nặng
Triệu chứng thường gặp đầu tiên là sốt cao từ 39 đến 41 độ C. Trẻ em nếu bị cúm thường sẽ sốt cao hơn so với người lớn. Người bị cúm cũng có thể gặp thêm một hoặc nhiều các dấu hiệu sau:
Nếu các triệu chứng cúm dần trở nên nặng hơn hoặc dai dẳng, không có dấu hiệu giảm bớt sau 1 tuần – sốt kéo dài hơn 3 ngày – thì bạn cần đến gặp bác sĩ. Nguy hiểm hơn là khi người bệnh cảm thấy khó thở, tức ngực, mất ý thức, co giật, có dấu hiệu mất nước (như tiểu ít, không tiểu) – lúc này cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức. Đây là những dấu hiệu cảnh báo cho thấy cúm có thể đang chuyển biến thành bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm phổi.
4. Nguyên nhân bệnh Cúm
Nguyên nhân của bệnh cúm là do Vi rút cúm (Influenza virus), virus này liên tục biến thể với các chủng mới xuất hiện thường xuyên. Vỏ của vi rút có bản chất là glycoprotein gồm 2 loại kháng nguyên là kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H (Hemagglutinin) có 15 loại và kháng nguyên trung hoà N (Neuraminidase) có 9 loại. Khi tổ hợp của các kháng nguyên này sắp xếp khác nhau tạo nên các phân týp khác nhau của vi rút cúm A. Trong quá trình lưu hành, 2 kháng nguyên H và N luôn luôn biến đổi, đặc biệt là kháng nguyên H. Những biến đổi nhỏ liên tục gọi là “trôi” kháng nguyên (antigenic drift) gây nên các vụ dịch vừa và nhỏ. Khi những biến đổi nhỏ và dần dần tích tụ lại thành những biến đổi lớn, tạo nên typ kháng nguyên mới, đó là do sự tái tổ hợp giữa các chủng vi rút cúm động vật và cúm người. Những phần typ kháng nguyên mới này sẽ gây đại dịch cúm trên toàn cầu.
5. Đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh cúm
Bất cứ ai cũng có thể nhiễm cúm. Trong đó các đối tượng có nguy cơ cao bao gồm:
- Trẻ em và người lớn tuổi: Cúm mùa thường có xu hướng xảy ra nhiều ở trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi và người già từ 65 tuổi trở lên. CDC cảnh báo có khoảng 20.000 trẻ dưới 5 tuổi phải nhập viện hằng năm bởi các biến chứng liên quan tới cúm.
Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh cúm
- Người béo phì: Những người có chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) từ 40 trở lên có nguy cơ dễ mắc cúm cao hơn so với người có cân nặng khỏe mạnh.
- Người bị suy yếu miễn dịch: Các đối tượng đang điều trị ung thư, dùng thuốc chống thải ghép, sử dụng steroid trong thời gian dài; gặp phải các vấn đến như cấy ghép nội tạng, mắc ung thư máu, nhiễm HIV/AIDS,…. có nguy cơ dễ bị cúm hơn cũng như tăng khả năng hình thành các biến chứng.
- Người mắc bệnh mạn tính: Cúm cũng thường xuất hiện ở những người mắc phải các tình trạng mãn tính bao gồm các bệnh về phổi (như hen suyễn), tiểu đường, tim mạch, thần kinh, rối loạn tiêu hóa, các bất thường về thận, gan hoặc rối loạn máu,…
- Phụ nữ mang thai và sau sinh: Phụ nữ mang thai – đặc biệt trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và 3 – và phụ nữ trong thời điểm 2 tuần sau sinh cũng các đối tượng có nguy cơ không nhỏ gặp phải biến chứng khi bị cúm.
6. Biến chứng bệnh cúm
Ở người trẻ tuổi và người có nền tảng sức khỏe tốt, bệnh cúm thường không ảnh hưởng quá nghiêm trọng và có thể biến mất sau nhiều nhất 2 tuần mà không để lại tác động lâu dài.
Thế nhưng ở đối tượng là trẻ em dưới 5 tuổi hay người lớn tuổi, người có sức khỏe kém, cúm có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi do cúm hoặc bội nhiễm vi khuẩn, viêm não, viêm màng não, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng xoang, viêm cơ hay hủy cơ vân, tổn thương đa cơ quan như thận hay suy hô hấp và làm trầm trọng thêm tình trạng các bệnh mãn tính như suy tim sung huyết, hen suyễn hoặc đái tháo đường. Trong đó viêm phổi là một trong những vấn đề nặng nề nhất. Với người lớn tuổi và người bị bệnh mãn tính, viêm phổi do cúm có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng.
Để bảo vệ sức khỏe của mình, chúng ta nên phòng tránh để không mắc phải bệnh cúm
7. Các biện pháp điều trị bệnh Cúm
Thuốc: Thông thường, người bệnh mắc cúm chỉ cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước để điều trị cúm. Nhưng trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc chống vi-rút, chẳng hạn như oseltamivir (Tamiflu) hoặc zanamivir (Relenza). Các thuốc này giúp làm giảm triệu chứng của cúm nhanh hơn và giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Uống nhiều chất lỏng như nước trái cây và súp ấm để tránh mất nước do sốt.
Nghỉ ngơi: Ngủ nhiều hơn để giúp hệ thống miễn dịch của người bệnh chống lại nhiễm virus.
Cân nhắc dùng thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen để làm giảm lại các cơn đau do cúm gây ra.
Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh quai bị để bạn đọc có phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa đúng cách tránh để lại biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu quý khách có thắc mắc hay cần tư vấn về các loại bệnh khác hãy nhấc máy lên và gọi cho hệ thống bệnh viện của TTH để được giải đáp nhanh nhất.
- Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh
Địa chỉ: 105 Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An
Hotline: 0948.956.622
Website: www.benhvientthvinh.vn
- Bệnh viện Đa khoa TTH Quảng Bình
Địa chỉ: Số 99, đường Điện Biên Phủ, Phú Hải, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Hotline: 0967.260.115
Website: www.benhvientthquangbinh.vn
- Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 01 Ngô Quyền, Thạch Trung, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Hotline: 0912.555.115
Website: www.benhvientthhatinh.vn