Nội tiết - Chuyển hóa
Cơ xương khớp – Cột sống
Tim mạch
Tiêu hóa – Gan mật
Thần kinh – sọ não
Hô hấp
Tiết niệu – sinh dục
Ung bướu
Huyết học
Dinh dưỡng
Chấn thương chỉnh hình
Sản phụ khoa
Hỗ trợ sinh sản
Nhi khoa
Tai mũi họng
Răng hàm mặt
Mắt
Da liễu
Y học cổ truyền
Phục hồi chức năng
Thực quản - Dạ dày
Đường ruột
Trực tràng - Hậu môn
Gan - Mật - Tủy
Truyền nhiễm
Lao
Để lại thông tin về tình hình sức khỏe hoặc vấn đề của bạn để được Bác sĩ tư vấn
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền từ người sang người bằng cách tiếp xúc trực tiếp rất nhanh. Virus lây lan qua không khí, tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các giọt nước bọt nhỏ li ti được tiết ra từ đường hô hấp (nói chuyện, ho, hắt hơi) hoặc lây từ các chất dịch ở vị trí tổn thương.
Sốt xuất huyết là một bệnh do virus gây ra, lây truyền sang người qua vết đốt của muỗi Aedes bị nhiễm bệnh, chủ yếu là muỗi Aedes aegypti. Đây là một trong những mối quan tâm sức khỏe của cộng đồng vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.
Các triệu chứng của sốt xuất huyết có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng và thường xuất hiện trong vòng 4 đến 7 ngày sau khi bị muỗi đốt.
Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn có tên là Treponema pallidum. Bệnh này được chuyển đạt chủ yếu qua đường tình dục thông qua tiếp xúc với các tổn thương niêm mạc của cơ quan sinh dục, bao gồm cả quan hệ tình dục không bảo vệ.
Sốt rét là một vấn đề lớn về sức khỏe toàn cầu, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bệnh này có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng và thậm chí có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh bạch tạng, hay còn được gọi là albinism, là một tình trạng di truyền khiến cho người bị ảnh hưởng không có hoặc có ít melanin, chất liệu chịu trách nhiệm cho màu sắc trong da, tóc và mắt. Điều này dẫn đến việc người mắc bệnh có thể có da trắng, tóc và mắt màu nhạt, và thậm chí là không có màu.
Virus Ebola là một loại virus gây bệnh nặng và thường gây tử vong ở người và một số loài động vật khác.
Bệnh giun kim, còn được gọi là trichinellosis, là một loại nhiễm trùng do loài giun kim (Trichinella) gây ra.
Giun đũa (tên khoa học Ascaris lumbricoides, người miền Nam thường gọi lãi đũa) ký sinh và gây bệnh phổ biến ở người.
Bệnh giun lươn, hay còn gọi là nhiễm ký sinh trùng giun lươn, là một loại nhiễm ký sinh trùng do giun lươn gây ra.
Bệnh sán lá gan là một bệnh nhiễm ký sinh trùng, gây ra bởi sự nhiễm trùng của gan bởi các loại sán lá gan khác nhau.
Bệnh Babesia là một bệnh nhiễm trùng hiếm gặp do ký sinh trùng Babesia gây ra. Ký sinh trùng này thường lây truyền qua vết cắn của loài bọ ve nhiễm ký sinh trùng, chứ không phải bọ ve bình thường
Bệnh lao là căn bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan mạnh trong cộng đồng. Lao có thể được chữa khỏi thành công nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ. Vậy đâu là nguyên nhân và dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm của bệnh lao là gì? Cách chữa trị ra sao?
Dịch bệnh mùa hè luôn là vấn đề nan giải cho mọi người khi thời tiết nóng bức, khó chịu đang đến gần. Mùa hè là thời điểm thuận lợi nhất mà mà các virus và vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển gây nên những dịch bệnh khó kiểm soát ở cả người lớn và trẻ em.
Dịch bệnh mùa hè luôn là vấn đề nan giải cho mọi người khi thời tiết nóng bức, khó chịu đang đến gần. Mùa hè là thời điểm thuận lợi nhất mà mà các virus và vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển gây nên những dịch bệnh khó kiểm soát ở cả người lớn và trẻ em.
Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, làm lây lan trực tiếp qua đường hô hấp. Bệnh có thể bùng phát thành dịch và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm não – màng não, viêm tụy, điếc tai,… Vậy làm cách nào để có thể phòng ngừa bệnh quai bị hiệu quả, an toàn và không gây tái phát, mời bạn cùng tìm hiểu cùng TTH Hospital qua bài viết dưới đây.
Bệnh thương hàn là một bệnh lý nhiễm trùng với tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Salmonella typhi. Người bệnh thường có các biểu hiện như mệt mỏi, sốt cao đột ngột và kéo dài, rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon miệng. Thời gian tính từ khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể đến khi có triệu chứng lâm sàng trung bình khoảng từ 1 đến 2 tuần, thay đổi tùy theo số lượng vi khuẩn.
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến 30% cùng với di chứng vĩnh viễn như: rối loạn tâm thần, liệt, rối loạn ngôn ngữ, co giật, động kinh, nằm liệt giường,… ở một nửa số người sống sót.
Sốt virus ở người lớn khá phổ biến, đặc biệt là thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường tạo điều kiện cho virus phát triển và gây bệnh. Sốt virus thường sẽ tự khỏi trong vòng 5 - 7 ngày, chậm nhất là 10 ngày và ít gây biến chứng nguy hiểm.
Sốt virus thường do nhiều loại virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là virus đường hô hấp. Nguyên nhân gây bệnh là do thời tiết không ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển. Khi bị sốt virus, người lớn thường chủ quan trong việc điều trị và chăm sóc, coi đó là sốt bình thường. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng của sốt virus nếu không được điều trị đúng cách.
Dịch bệnh mùa hè luôn là vấn đề nan giải cho mọi người khi thời tiết nóng bức, khó chịu đang đến gần. Mùa hè là thời điểm thuận lợi nhất mà mà các virus và vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển gây nên những dịch bệnh khó kiểm soát ở cả người lớn và trẻ em.
Dịch bệnh mùa hè luôn là vấn đề nan giải cho mọi người khi thời tiết nóng bức, khó chịu đang đến gần. Mùa hè là thời điểm thuận lợi nhất mà mà các virus và vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển gây nên những dịch bệnh khó kiểm soát ở cả người lớn và trẻ em.
1. Tại sao mùa hè lại xuất hiện nhiều dịch bệnh?
Vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao, thời tiết nắng nóng, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều ký sinh trùng, vi-rút và vi khuẩn gây bệnh có cơ hội phát triển mạnh mẽ làm cho mọi người rất dễ bị bệnh làm suy giảm sức đề kháng.
Trong mùa hè, sự bài tiết mồ hôi gia tăng, quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng được đẩy mạnh. Cơ thể bị mất một lượng nước khá lớn sẽ khiến nồng độ máu giảm, độ kết dính trong máu tăng cao gây ra một số dịch bệnh mùa hè.
Mùa hè đến xuất hiện nhiều dịch bệnh nguy hiểm
Điều kiện thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường, nóng ẩm mưa nhiều… muỗi truyền bệnh phát sinh và phát triển mạnh. Tập quán sinh hoạt của người dân, vùng miền khiến dịch bệnh mùa hè có nguy cơ bùng phát cao. Có những dịch bệnh này chưa biến đổi gen, chưa thay đổi độc lực, mà chỉ thay đổi tính chất môi trường khiến nguồn bệnh phát triển.
Chất lượng vệ sinh môi trường khó đảm bảo khi mùa mưa đến. Giai đoạn chuyển mùa giữa mùa khô và mùa mưa, con người chưa kịp thích nghi khiến cơ thể dễ bị gây hại.
2. Các loại bệnh phổ biến thường xuất hiện trong mùa hè
Dưới đây là top 5 loại bệnh thường dễ mắc phải trong thời tiết mùa hè và cách điều trị, khắc phục hiệu quả.
2.1. Bệnh Sởi
- Nguyên nhân:
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành phổ biến ở trẻ em, bệnh xuất hiện quanh năm. Phương thức lây truyền bệnh bằng đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với chất tiết của mũi họng bệnh nhân. Bệnh sởi có tính lây truyền cao, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi đạt được >95% tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu trong cộng đồng.
- Triệu chứng:
Tất cả những người chưa bị mắc bệnh sởi hoặc chưa được gây miễn dịch đầy đủ bằng vắc xin sởi đều có nhiễm sởi. Đây là loại bệnh lành tính, nhưng có khả năng gây suy giảm miễn dịch rất nhanh nên trẻ mắc bệnh rất dễ bị biến chứng như viêm phổi, tiêu chảy…. và có thể diễn biến nặng hoặc tử vong do những căn bệnh này.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành phổ biến ở trẻ em
Khi bị sởi, người bệnh sẽ bị nổi các nốt đỏ thành từng mảng dày ở sau tai, mặt rồi lan xuống cổ và ngực kèm theo sốt cao, ho dai dẳng hoặc mắt đỏ. Các triệu chứng của sởi rất dễ nhầm với biểu hiện của rôm sảy, dị ứng, thủy đậu, rubella… Chính sự nhầm lẫn này dẫn đến cách phòng lây nhiễm, điều trị không đúng, làm cho bệnh sởi của trẻ tiến triển sang thể nặng, đồng thời dễ làm bệnh lan rộng thành dịch.
Sởi có thể gây ra nhiều biến chứng từ nhẹ như tiêu chảy, viêm tai giữa đến biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não. Khi biến chứng nghiêm trọng, bệnh nhi có tỷ lệ tử vong cao.
- Cách phòng bệnh sởi:
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do virus sởi gây ra, do vậy, tiêm vắc xin sởi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi.
2.2. Bệnh Sốt xuất huyết
- Nguyên nhân:
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
- Triệu chứng:
Triệu chứng thường gặp ở bệnh sốt xuất huyết chủ yếu là sốt cao đột ngột 39-40 0C, kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt, nổi mẩn, phát ban. Nặng hơn, người bệnh có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đau bụng, tụt huyết áp, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính
- Cách chữa trị:
Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.
Để phòng và tránh bệnh Sốt xuất huyết, hãy thực hiện diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để ngăn không cho muỗi vào đẻ trứng. Hàng tuần loại bỏ, lật úp các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh ly vỡ, lốp xe cũ, hốc tre, bẹ lá... Thực hiện ngủ màn phòng muỗi đốt. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
2.3. Bệnh Thủy đậu
- Nguyên nhân:
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm gây ra do virus Varicella Zoster (VZV). Bệnh lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp khi tiếp xúc với dịch tiết mũi họng của người mang bệnh qua con đường nói chuyện, ho, hắt hơi. Thủy đậu cũng có thể lây nhiễm gián tiếp qua các đồ dùng sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu bị thủy đậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hình thành, phát triển và sức khỏe của thai nhi.
- Triệu chứng:
Thủy đậu có biểu hiện ban đầu là nổi các mụn nước trên da và niêm mạc, sốt cao, suy nhược, mệt mỏi. Thủy đậu có tốc độ lây lan nhanh, truyền nhiễm trực tiếp từ người sang người và có thể bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát kịp thời.
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm gây ra do virus Varicella Zoster (VZV)
Bệnh thủy đậu có thể khỏi hoàn toàn sau 1 – 2 tuần nếu được điều trị và chăm sóc kịp thời và đúng cách nếu không bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não, viêm phổi…
- Cách phòng bệnh thủy đậu:
Hiện nay, thủy đậu chưa có thuốc đặc trị nhưng có thể phòng ngừa dễ dàng được bằng cách tiêm phòng. Vắc xin ngừa thủy đậu được chỉ định tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa từng mắc bệnh. Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi, lịch tiêm gồm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau ít nhất 3 tháng. Trẻ trên 13 tuổi và người lớn, lịch tiêm gồm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau ít nhất 1.5 tháng.
Đối với phụ nữ trước khi mang thai, bộ Y tế khuyến cáo, nên tiêm vắc xin phòng thủy đậu trước khi mang thai tối thiểu là 1 tháng.
Ngoài ra, người bị thủy đậu cần phải được cách ly cho đến khi các mụn nước khô hoàn toàn. Người bệnh nên ở trong một phòng riêng, có cửa sổ, thoáng mát, có đủ ánh nắng mặt trời và nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
2.4. Cúm
Nguyên nhân: Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm gây ra. Bệnh lây truyền trực tiếp giữa người với người bằng đường hô hấp thông qua nước bọt và dịch họng có chứa virus cúm.
- Triệu chứng: Bệnh cúm có biểu hiện là sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Ho thường nặng và kéo dài, có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy), đặc biệt ở trẻ em. Những người nhiễm vi rút cúm có thể diễn tiến nặng hơn, thậm chí tử vong vì những biến chứng của bệnh.
Cách phòng bệnh cúm mùa: Theo các bác sĩ, cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cúm là chủ động tiêm vắc xin cúm phòng bệnh. Tất cả mọi người bao gồm trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn nên tiêm vắc xin cúm hàng năm. Nhóm người có nguy cơ cao nhiễm virus cúm cần được khuyến cáo tiêm ngừa bao gồm: Trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi, người cao tuổi (trên 65 tuổi), người mắc bệnh mạn tính; nhân viên y tế, và người đi du lịch giữa các nước và các vùng trong một nước.
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm gây ra
Phụ nữ có thai là những người “dễ bị tổn thương” trước sự tấn công của các loại bệnh tật nguy hiểm trong đó có bệnh cúm mùa nên cần được ưu tiên dự phòng chủ động với vắc xin. Do đó, các bác sĩ thường khuyến cáo, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên tiêm 1 liều vắc xin phòng cúm mỗi năm một lần.
Ngoài ra, cần phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường sống thật tốt để đề phòng bệnh cúm.
2.5. Bệnh tay chân miệng
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua đồ dùng, vật dụng bị nhiễm virus từ dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh. Bệnh thường có biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng, lợi, lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông.
Căn bệnh này chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Phụ nữ mang thai cần phòng tránh bệnh, không nên tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh bởi có khả năng lây nhiễm và truyền virus sang cho con ngay trước hoặc trong khi sinh. Điều đáng lưu ý là một người có thể nhiễm bệnh tay chân miệng nhiều lần do mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể chỉ tạo ra kháng thể với một loại virus nhất định.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Người bệnh nên uống nhiều nước và có thể dùng thuốc để điều trị triệu chứng như hạ sốt hay giảm đau do các vết loét.
- Phòng và tránh bệnh Chân tay miệng:
+ Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
+ Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, tốt nhất là ngâm tráng nước sôi. Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, không mớm thức ăn cho trẻ. Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi. Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính
+ Cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Trên đây là những bệnh thường gặp trong mùa hè nên phòng tránh và luôn luôn đề phòng cho người thân trong gia đình. Để biết thêm thông tin hoặc cần tư vấn hỗ trợ các loại bệnh có thể liên hệ qua Hotline của hệ thống bệnh viện để được giải đáp
- Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh
Địa chỉ: 105 Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An
Hotline: 0948.956.622
Website: www.benhvientthvinh.vn
- Bệnh viện Đa khoa TTH Quảng Bình
Địa chỉ: Số 99, đường Điện Biên Phủ, Phú Hải, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Hotline: 0967.260.115
Website: www.benhvientthquangbinh.vn
- Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 01 Ngô Quyền, Thạch Trung, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Hotline: 0912.555.115
Website: www.benhvientthhatinh.vn