Nội tiết - Chuyển hóa
Cơ xương khớp – Cột sống
Tim mạch
Tiêu hóa – Gan mật
Thần kinh – sọ não
Hô hấp
Tiết niệu – sinh dục
Ung bướu
Huyết học
Dinh dưỡng
Chấn thương chỉnh hình
Sản phụ khoa
Hỗ trợ sinh sản
Nhi khoa
Tai mũi họng
Răng hàm mặt
Mắt
Da liễu
Y học cổ truyền
Phục hồi chức năng
Thực quản - Dạ dày
Đường ruột
Trực tràng - Hậu môn
Gan - Mật - Tủy
Truyền nhiễm
Lao
Để lại thông tin về tình hình sức khỏe hoặc vấn đề của bạn để được Bác sĩ tư vấn
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền từ người sang người bằng cách tiếp xúc trực tiếp rất nhanh. Virus lây lan qua không khí, tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các giọt nước bọt nhỏ li ti được tiết ra từ đường hô hấp (nói chuyện, ho, hắt hơi) hoặc lây từ các chất dịch ở vị trí tổn thương.
Sốt xuất huyết là một bệnh do virus gây ra, lây truyền sang người qua vết đốt của muỗi Aedes bị nhiễm bệnh, chủ yếu là muỗi Aedes aegypti. Đây là một trong những mối quan tâm sức khỏe của cộng đồng vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.
Các triệu chứng của sốt xuất huyết có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng và thường xuất hiện trong vòng 4 đến 7 ngày sau khi bị muỗi đốt.
Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn có tên là Treponema pallidum. Bệnh này được chuyển đạt chủ yếu qua đường tình dục thông qua tiếp xúc với các tổn thương niêm mạc của cơ quan sinh dục, bao gồm cả quan hệ tình dục không bảo vệ.
Sốt rét là một vấn đề lớn về sức khỏe toàn cầu, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bệnh này có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng và thậm chí có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh bạch tạng, hay còn được gọi là albinism, là một tình trạng di truyền khiến cho người bị ảnh hưởng không có hoặc có ít melanin, chất liệu chịu trách nhiệm cho màu sắc trong da, tóc và mắt. Điều này dẫn đến việc người mắc bệnh có thể có da trắng, tóc và mắt màu nhạt, và thậm chí là không có màu.
Virus Ebola là một loại virus gây bệnh nặng và thường gây tử vong ở người và một số loài động vật khác.
Bệnh giun kim, còn được gọi là trichinellosis, là một loại nhiễm trùng do loài giun kim (Trichinella) gây ra.
Giun đũa (tên khoa học Ascaris lumbricoides, người miền Nam thường gọi lãi đũa) ký sinh và gây bệnh phổ biến ở người.
Bệnh giun lươn, hay còn gọi là nhiễm ký sinh trùng giun lươn, là một loại nhiễm ký sinh trùng do giun lươn gây ra.
Bệnh sán lá gan là một bệnh nhiễm ký sinh trùng, gây ra bởi sự nhiễm trùng của gan bởi các loại sán lá gan khác nhau.
Bệnh Babesia là một bệnh nhiễm trùng hiếm gặp do ký sinh trùng Babesia gây ra. Ký sinh trùng này thường lây truyền qua vết cắn của loài bọ ve nhiễm ký sinh trùng, chứ không phải bọ ve bình thường
Bệnh lao là căn bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan mạnh trong cộng đồng. Lao có thể được chữa khỏi thành công nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ. Vậy đâu là nguyên nhân và dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm của bệnh lao là gì? Cách chữa trị ra sao?
Dịch bệnh mùa hè luôn là vấn đề nan giải cho mọi người khi thời tiết nóng bức, khó chịu đang đến gần. Mùa hè là thời điểm thuận lợi nhất mà mà các virus và vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển gây nên những dịch bệnh khó kiểm soát ở cả người lớn và trẻ em.
Dịch bệnh mùa hè luôn là vấn đề nan giải cho mọi người khi thời tiết nóng bức, khó chịu đang đến gần. Mùa hè là thời điểm thuận lợi nhất mà mà các virus và vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển gây nên những dịch bệnh khó kiểm soát ở cả người lớn và trẻ em.
Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, làm lây lan trực tiếp qua đường hô hấp. Bệnh có thể bùng phát thành dịch và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm não – màng não, viêm tụy, điếc tai,… Vậy làm cách nào để có thể phòng ngừa bệnh quai bị hiệu quả, an toàn và không gây tái phát, mời bạn cùng tìm hiểu cùng TTH Hospital qua bài viết dưới đây.
Bệnh thương hàn là một bệnh lý nhiễm trùng với tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Salmonella typhi. Người bệnh thường có các biểu hiện như mệt mỏi, sốt cao đột ngột và kéo dài, rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon miệng. Thời gian tính từ khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể đến khi có triệu chứng lâm sàng trung bình khoảng từ 1 đến 2 tuần, thay đổi tùy theo số lượng vi khuẩn.
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến 30% cùng với di chứng vĩnh viễn như: rối loạn tâm thần, liệt, rối loạn ngôn ngữ, co giật, động kinh, nằm liệt giường,… ở một nửa số người sống sót.
Sốt virus ở người lớn khá phổ biến, đặc biệt là thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường tạo điều kiện cho virus phát triển và gây bệnh. Sốt virus thường sẽ tự khỏi trong vòng 5 - 7 ngày, chậm nhất là 10 ngày và ít gây biến chứng nguy hiểm.
Sốt virus thường do nhiều loại virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là virus đường hô hấp. Nguyên nhân gây bệnh là do thời tiết không ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển. Khi bị sốt virus, người lớn thường chủ quan trong việc điều trị và chăm sóc, coi đó là sốt bình thường. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng của sốt virus nếu không được điều trị đúng cách.
Sốt virus ở người lớn khá phổ biến, đặc biệt là thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường tạo điều kiện cho virus phát triển và gây bệnh. Sốt virus thường sẽ tự khỏi trong vòng 5 - 7 ngày, chậm nhất là 10 ngày và ít gây biến chứng nguy hiểm.
Sốt virus thường do nhiều loại virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là virus đường hô hấp. Nguyên nhân gây bệnh là do thời tiết không ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển. Khi bị sốt virus, người lớn thường chủ quan trong việc điều trị và chăm sóc, coi đó là sốt bình thường. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng của sốt virus nếu không được điều trị đúng cách.
1. Sốt virus ở người lớn thường biểu hiện như thế nào?
Sốt virus hay sốt siêu vi dễ lây lan từ người bệnh ra cộng đồng, nhất là những người tiếp xúc gần trong nhà hoặc môi trường làm việc. Sốt siêu vi không quá nguy hiểm, bệnh thường tự khỏi và hết trong vòng 5 đến 7 ngày. Sốt virus ở người lớn có các triệu chứng điển hình sau:
- Sốt cao
Đặc điểm của bệnh nhân sốt virus là sốt cao, theo diễn biến của bệnh thì sốt cao dần, thân nhiệt có thể lên tới 39 đến 41 độ C. Đây cũng là điểm khác biệt giữa sốt virus và cảm lạnh thông thường. Người bị sốt cao cần được hạ nhiệt càng nhanh càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Sốt virus hay sốt siêu vi dễ lây lan từ người bệnh ra cộng đồng
- Cơ thể mệt mỏi
Sốt virus thường khiến đầu và các cơ mệt mỏi, uể oải, cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng. Hiện tượng tăng thân nhiệt, đau nhức toàn thân khiến người bệnh khó chịu, không thể làm việc.
- Đau đầu
Đau đầu thường kèm theo sốt và mệt mỏi. Để hạn chế tình trạng giảm triệu chứng này, người bệnh nên nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng, vận động quá sức.
- Nghẹt mũi, khó thở
Sốt virus ở người lớn có thể gây sổ mũi, ho và chảy nước mũi, gây khó thở.
- Phát ban, nổi mẩn trên da
Thông thường, người bị sốt siêu vi phát ban, nổi mẩn đỏ trên da sau khi sốt 2 đến 3 ngày. Nguyên do của tình trạng phát ban, nổi mẩn trên da là sốt cao kéo dài, thân nhiệt tăng cao, da mẩn đỏ. Hầu hết các bệnh nhân sốt virus đều có triệu chứng này.
- Đau mắt
Người bị sốt siêu vi cũng cảm thấy đau mắt, nóng rát nhãn cầu, khó chịu và không muốn mở mắt.
- Sự xuất hiện của các hạch
Khi vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp và gây sốt virus, người bệnh sẽ thấy các nốt sưng tấy nhỏ ở đầu và cổ, có thể dùng tay sờ thấy được. Như vậy, các triệu chứng của bệnh sốt virus ở người lớn rất giống với sốt và cảm lạnh thông thường, nhưng bệnh kéo dài hơn và các triệu chứng nặng hơn.
2. Sốt virus ở người lớn có nguy hiểm không?
Ở người lớn có hệ miễn dịch khỏe mạnh, sốt virus không quá nguy hiểm, bệnh tự phát và khỏi hoàn toàn sau khoảng 5 đến 7 ngày, chậm nhất bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, nếu để lâu mà tình trạng bệnh ngày càng nặng thì nên đi khám để được điều trị sớm, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Sốt siêu vi có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như sau:
- Viêm thanh quản
Sốt virus ở người lớn có thể gây viêm, sưng và thu hẹp cổ họng. Bệnh nhân có các triệu chứng choáng váng, khó thở, thậm chí thiếu oxy cần được hỗ trợ hô hấp.
Sốt virus ở người lớn có thể gây viêm, sưng và thu hẹp cổ họng
- Viêm phổi
Đây là một biến chứng nặng của sốt virus và cũng làm bệnh dễ lây nhiễm ra cộng đồng hơn.
- Viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim
Nhiều bệnh nhân đã hết sốt nhưng cơ thể vẫn rất mệt mỏi, có thể gây đau tim, rối loạn nhịp tim, ngừng tim và gây ngất xỉu.
- Biến chứng não
Sốt virus có thể tiến triển thành biến chứng não, co giật và hôn mê sâu. Thậm chí sốt virus có thể dẫn đến tử vong hoặc tổn thương não vĩnh viễn nếu không được can thiệp kịp thời.
3. Nên làm gì nếu bị sốt virus?
Sốt virus phổ biến hơn ở trẻ em và người lớn tuổi có hệ miễn dịch suy yếu, nhưng người lớn cũng có thể nhiễm căn bệnh này, đặc biệt là khi giao mùa. Nguyên nhân chủ yếu là do chủ quan, do bận rộn, lao động quá sức nên bệnh không được điều trị. Các biến chứng của sốt virus ở người lớn cũng kéo dài và nặng hơn. Hơn nữa, người bị sốt virus rất dễ lây nhiễm cho cộng đồng nếu không có biện pháp phòng ngừa. Khó thở, sốt cao, viêm phổi, biến chứng não và các biến chứng khác có thể xảy ra nếu không được can thiệp sớm.
Sốt virus phổ biến hơn ở trẻ em và người lớn tuổi có hệ miễn dịch suy yếu
Vì vậy, khi nhận thấy các triệu chứng của sốt virus, người bệnh cần lưu ý đi khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Đồng thời, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế làm việc quá sức để bệnh nhanh chóng hồi phục. Người bệnh cần hạn chế tiếp xúc gần với mọi người để tránh lây nhiễm bệnh. Nếu các triệu chứng nặng, cần đến cơ sở y tế để được can thiệp sớm càng sớm càng tốt.
Hầu hết các trường hợp sốt virus ở người lớn nhẹ không cần đến bệnh viện mà có thể điều trị tại nhà bằng thuốc kê đơn. Vì vậy, người bệnh tốt nhất nên nằm nghỉ ở nơi thoáng mát để bù nước, vitamin C, cân bằng điện giải. Ngoài ra, bệnh nhân nên ăn nhiều thức ăn dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng và tránh tiếp xúc với mọi người. Khi biến chứng nặng hoặc đang điều trị các bệnh khác, nhất là các bệnh mãn tính nguy hiểm bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị phù hợp. Tâm lý chủ quan là nguyên nhân khiến bệnh tiến triển nặng, nguy cơ biến chứng cao.
Cần thông báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị sốt virus phù hợp
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh sốt virus ở người lớn mà chỉ có các loại thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng, giúp giảm khó chịu, đẩy nhanh thời gian hồi phục. Cách hỗ trợ bệnh nhân sốt siêu vi hiệu quả là sử dụng các loại thuốc hạ sốt do bác sĩ chỉ định để hạ sốt, không tự ý uống thuốc, uống quá liều lượng bác sĩ chỉ định, kết hợp chườm ấm để hạ sốt, nghỉ ngơi trong phòng ấm, giữ quần áo sạch sẽ thoáng mát, hạn chế ra gió, để cơ thể mát mẻ, bổ sung chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm thông tin về bệnh sốt virus ở người lớn. Sốt virus ở người lớn sốt siêu vi có thể chữa khỏi hoàn toàn những bạn rất dễ bị nhiễm lại khi tiếp xúc với mầm bệnh. Vì vậy, để phòng tránh bệnh sốt virus, mọi người hãy tích cực tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chú ý chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, làm sạch môi trường sống thường xuyên.