U nang buồng trứng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị 

U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là bệnh lý phụ khoa ở nữ giới. Chúng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi từ các bé gái cho đến phụ nữ mãn kinh, hay từ người bình thường đến phụ nữ mang thai. Theo thống kê, có khoảng 5 - 10% người mắc bệnh u nang buồng trứng trong cộng đồng dân số nữ.

Phân loại u nang buồng trứng

Dựa vào đặc điểm, tính chất, hình dạng, cấu tạo, mà khối u được chia thành 2 loại: 

  • U nang cơ năng.
  • U nang thực thể. 

U nang cơ năng

U nang cơ năng là khối u được hình thành do sự rối loạn nội tiết tố của buồng trứng. Có 3 loại u nang cơ năng:

  • Nang bọc noãn: Là các nang noãn đã trưởng thành không bị vỡ, cũng không rụng trứng mà nó cứ tiếp tục phát triển cho đến kích thước khoảng 8cm, sẽ làm cho người bệnh chậm chu kỳ kinh nguyệt. 
  • Nang hoàng tuyến: Thường gặp ở bệnh nhân ung thư nguyên bào nuôi, thai ở trứng.  
  • Nang hoàng thể: Được hình ảnh do hoàng thể vẫn sẽ phát triển bình thường sau phóng noãn, kết quả sẽ tạo ra các nang vỏ mỏng chứa đầy dịch bên trong gây đau đớn và chảy máu ở vùng chậu.

U nang thực thể

Ở những khối u này có sự biến đổi về tổ chức học buồng trứng, vì vậy nó có nguy cơ cao ung thư hóa. Có 4 loại u nang thực thể:

  • U nang nước: Là dạng u nang thường hay gặp nhất ở mọi lứa tuổi. Một túi nang nước sẽ chứa dịch bên trong, có lớp vỏ mỏng nhưng thường lành tính. Khi kích thước nang lớn lên sẽ chèn ép các bộ phận xung quanh gây đau chứng bụng dưới, đau nhói thắt lưng, rối loạn kinh nguyệt. Nhưng nếu trên bề mặt vỏ nang có tăng sinh nhiều mạch máu hay xuất hiện các nhú hoặc trong lòng u thì có thể là những dấu hiệu nghi ngờ ung thư hóa.
  • U nang nhầy: Chiếm khoảng 20% các khối u ở buồng trứng, đây là khối u có rất nhiều thùy, chính vì thế nó sẽ có kích thước lớn hơn các loại u khác. Dịch nhầy có trong nang thường đặc, vàng, dính với các tạng xung quanh.
  • U nang bì: Thường gặp nhất là u quái (teratoma) chiếm đến 25% các u nang buồng trứng, hầu hết chúng là lành tính, có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ trước dậy thì, kể cả phụ nữ độ tuổi sinh sản hay mãn kinh. Đặc điểm khối u khá đặc biệt, thành có cấu tạo như một lớp sừng, bên trong chứa xương, răng, tóc, tuyến bã… chúng rất dễ bị xoắn. 

Nang lạc nội mạc buồng trứng: tổ chức nội mạc tử cung phát triển ngay trên bề mặt buồng trứng, phá hủy nang vỏ mỏng,  mô lành buồng trứng dính vào các tổ chức xung quanh. Cấu tạo bên trong nang có màu chocolate. U thường khiến người bệnh đau đớn vào ngày hành kinh và nó dính nhiều làm tắc vòi trứng gây vô sinh ở nữ giới chưa mãn kinh.

Nguyên nhân gây u nang buồng trứng

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ u nang buồng trứng như:

  • Tiền sử bị đa nang buồng trứng: Đa nang buồng trứng làm rối loạn nội tiết tố nữ, điều kiện để hình thành u nang buồng trứng.
  • Tiền sử gia đình có bà, mẹ hoặc chị gái bị đa nang  buồng trứng, u buồng trứng.
  • Thai kỳ: Một vài trường hợp phụ nữ mang thai có thể hình thành khi rụng trứng và nó tồn tại trên buồng trứng trong suốt thai kỳ.
  • Lạc nội mạc tử cung: Các tế bào nội mạc tử cung thường phát triển bên ngoài tử cung, một số mô có thể hình thành và dính vào buồng trứng.
  • Nhiễm trùng vùng chậu: Khi nhiễm trùng lan đến buồng trứng gây tổn thương và có thể hình thành u nang.
  • Tiền sử đã bị u nang buồng trứng dù đã xử lý nhưng vẫn có thể tái phát. 

Dấu hiệu nhận biết u nang buồng trứng

Bệnh lý u nang buồng trứng thường hình thành và phát triển âm thầm không có biểu hiện rõ ràng. Hầu hết chúng chỉ được phát hiện khi khối u đã phát triển lớn gây đau đớn, chảy máu âm đạo, đau trệt vùng thắt. Một vài dấu hiệu nhận biết u nang buồng trứng:

  • Đau ở vùng thắt lưng, vùng chậu : Đây là triệu chứng phổ biến nhất, khi khối u phát triển lớn, chèn ép lên các bộ phận xung quanh gây đau âm ỉ vùng bụng dưới (đặc biệt là vùng buồng trứng mang bệnh), đau trệt vùng thắt lưng.
  • Các khối u chèn ép khiến việc đi vệ sinh gặp khó khăn, táo bón…
  • Luôn trong tình trạng chướng vùng bụng dưới.
  • Đau khi quan hệ tình dục: Các khối u có kích thước lớn khi bị tác động sẽ gây đau tức phần bên có nang.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Thường xuyên mất kinh dài tháng hoặc chảy máu nhiều bất thường.
  • Sụt cân, chán ăn hoặc tăng cân bất thường do rối loạn nội tiết tố.

Phương pháp điều trị

Đối với u nang cơ năng: Những khối u có kích thước nhỏ hầu như là không cần điều trị, nó sẽ tự động mất sau vài chu kỳ kinh nguyệt. Một vài trường hợp không tự mất sẽ cần phải dùng thuốc để hỗ trợ làm teo, mất khối u. Tuy nhiên, những khối u có vấn đề, xoắn nang, vỡ nang thì phải lập tức cấp cứu để được hỗ trợ xử lý kịp thời không làm ảnh hưởng đến tính mạng. như xoắn nang, vỡ nang gây mất máu, cần phải cấp cứu và xử trí kịp thời.

Đối với u thực thể: Sau khi phát hiện, cần sớm điều trị tránh nguy cơ gây ung thư buồng trứng gây vô cùng nguy hiểm. Tùy vào tình trạng, loại khối u mà bác sĩ sẽ chỉ định bóc tách hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u và buồng trứng. U nang buồng trứng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị 

 

Bệnh Lý Thường Gặp