Nội tiết - Chuyển hóa
Cơ xương khớp – Cột sống
Tim mạch
Tiêu hóa – Gan mật
Thần kinh – sọ não
Hô hấp
Tiết niệu – sinh dục
Ung bướu
Huyết học
Dinh dưỡng
Chấn thương chỉnh hình
Sản phụ khoa
Hỗ trợ sinh sản
Nhi khoa
Tai mũi họng
Răng hàm mặt
Mắt
Da liễu
Y học cổ truyền
Phục hồi chức năng
Thực quản - Dạ dày
Đường ruột
Trực tràng - Hậu môn
Gan - Mật - Tủy
Truyền nhiễm
Lao
Để lại thông tin về tình hình sức khỏe hoặc vấn đề của bạn để được Bác sĩ tư vấn
Bệnh sởi là bệnh lây truyền cấp tính qua đường hô hấp, do vi rút sởi gây nên. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là sốt, viêm kết mạc mắt, viêm long đường hô hấp và tiêu hoá, có phát ban dát đỏ mọc tuần tự từ mặt đến thân mình. Bệnh sởi ở trẻ em nếu không phát hiện kịp thời có thể thành dịch.
Còi xương là một bệnh lý thường có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là ở trẻ em. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều hệ lụy như chậm phát triển, mất xương vĩnh viễn, dị tật xương,… Vậy còi xương là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị như thế nào hiệu quả?
Bệnh Kawasaki là một trong những căn bệnh nguy hiểm, thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, hiện nay có khá nhiều trường hợp mắc bệnh này tại Mỹ, Nhật Bản. Ở Việt Nam những năm gần đây cũng ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh. Vậy, bệnh Kawasaki là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra bệnh, triệu chứng và cách chữa trị ?
Bàn chân bẹt ở trẻ là dị tật khá phổ biến ở các nước Châu Á và phương Tây. Bệnh lý này nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp, khả năng vận động của bàn chân và gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Tuy nhiên, nếu phát hiện và chữa trị sớm trong “độ tuổi vàng”, trẻ sẽ nhanh phục hồi và không gặp nhiều hạn chế trong các hoạt động thường ngày.
Bệnh bại não là một tổn thương hệ thần kinh nghiêm trọng, để lại di chứng nặng nề và thường gặp ở trẻ em. Vậy bại não là bệnh gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh bại não là gì? Bệnh có thể chữa được không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu cùng TTH Hospital qua bài viết dưới đây.
Nếu bạn thấy một đứa trẻ có những biểu hiện bất thường như thường xuyên nháy mắt, tặc lưỡi,…thì không được chủ quan. Vì đây rất có thể là một trong những biểu hiện của hội chứng Tic. Vậy hội chứng Tic là gì? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và lưu ý trong điều trị của hội chứng này thông qua bài viết dưới đây.
Nếu bạn thấy một đứa trẻ có những biểu hiện bất thường như thường xuyên nháy mắt, tặc lưỡi,…thì không được chủ quan. Vì đây rất có thể là một trong những biểu hiện của hội chứng Tic. Vậy hội chứng Tic là gì? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và lưu ý trong điều trị của hội chứng này thông qua bài viết dưới đây.
1. Hội chứng Tic là gì?
Hội chứng Tic ở trẻ là một dạng rối loạn vận động hay phát âm kỳ lạ, không chủ đích, xảy ra bất ngờ nhanh chóng và lặp đi lặp lại nhiều lần. Hội chứng Tic thường xảy ra ở trẻ em dưới 18 tuổi. Có khoảng 20% trẻ mắc phải hội chứng Tic ở độ tuổi đi học. Biểu hiện của hội chứng Tic ở những người mắc bệnh khác nhau thường không giống nhau, bệnh nhi mắc phải hội chứng TIC với các biểu hiện như: nheo mắt, lẩm bẩm, lắc đầu, nhún vai, hắng giọng, la hét, lặp lại một câu từ nhiều lần...
Rối loạn Tic có xu hướng trầm trọng vào độ tuổi 11 – 12 tuổi. Sau đó, bệnh giảm dần khi bước tới giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh Tic ở trẻ có thể không thuyên giảm, dù đã bước vào tuổi trưởng thành.
Rối loạn Tic có xu hướng trầm trọng vào độ tuổi 11 – 12 tuổi
2. Phân loại bệnh Tic
Thông qua các biểu hiện, hành động, cùng với tần suất xuất hiện, bệnh được phân loại thành: bệnh Tic đơn giản và bệnh Tic phức tạp:
2.1. Bệnh Tic đơn giản
Bệnh nhân có các biểu hiện vận động: nháy mắt, nhún vai, nhăn mặt, gật mạnh đầu liên tục,… Người bệnh có thể phát ra các âm thanh như em hèm, khịt mũi, sủa hoặc lầm bầm không rõ âm,…
2.2. Bệnh Tic phức tạp
- Biểu hiện vận động:
- Biểu hiện âm thanh:
Với các tần suất và biểu hiện khác nhau, bệnh nhân cần được chẩn đoán với bác sĩ để tìm ra triệu chứng bệnh Tic.
3. Nguyên nhân gây ra hội chứng Tic
Thực tế hiện nay, các nguyên nhân bệnh Tic chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các nguyên nhân gây khởi phát bệnh được cho là do yếu tố môi trường và sinh học. Ví dụ như là: bệnh nhân tiếp xúc với hóa chất, các chất gây dị ứng, phim ảnh hoặc các trò chơi điện tử quá nhiều,…
Các nhà khoa học cho rằng bệnh Tic bắt nguồn từ yếu tố di truyền. Hoặc một số khác lại cho rằng bệnh khởi phát do những bất thường từ các chất dẫn truyền thần kinh trong não.
Sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều gây khởi phát bệnh Tic
Rối loạn Tic cũng có thể phát triển do những vấn đề khi mang thai: sử dụng chất kích thích trong thai kì, gặp biến chứng khi sinh, bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A. Đặc biệt hơn, những người (đặc biệt là trẻ con) tiếp xúc với điện thoại thông minh, xem ti vi quá nhiều trong một ngày cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
4. Rối loạn Tic có nguy hiểm không?
Đa số các trường hợp rối loạn Tic nếu mới xảy ra dưới 1 năm thì có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Các triệu chứng Tic thường thay đổi theo thời gian, đôi khi tăng lên ở khoảng đầu tuổi dậy thì, sau đó giảm dần, nhưng cũng có trường hợp biểu hiện Tic tồn tại đến tuổi trưởng thành và gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt như sau:
– Gặp khó khăn trong việc học tập: Rối loạn Tic không ảnh hưởng đến trí tuệ nhưng có thể làm giảm khả năng ngôn ngữ và mức độ tập trung khiến người bệnh khó tiếp thu bài giảng đầy đủ, kết quả học tập thường kém hơn bạn bè đồng trang lứa.
– Dễ bị hiểu lầm, đánh giá sai về nhân phẩm: Với những hành động hoặc phát âm kỳ lạ, hay nghiêm trọng hơn là lời nói tục tĩu hoặc hành vi nhại lại, bắt chước cử chỉ của người khác, người bệnh rối loạn Tic thường bị đánh giá sai về thái độ, nhân phẩm.
– Rắc rối trong công việc, quan hệ xã hội: Rối loạn Tic khiến người bệnh dễ bị bạn bè trêu trọc, bắt nạt, xa lánh khi còn nhỏ, lớn lên gặp khó khăn để duy trì và tìm kiếm một công việc phù hợp.
– Mắc kèm một số rối loạn thần kinh khác: tăng động giảm chú ý (63%), rối loạn ám ảnh cưỡng chế (26%), rối loạn lo âu, sợ hãi, phiền muộn (49%), rối loạn trầm cảm, tự kỷ (25 – 35%).
Hội chứng Tic gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và học tập của trẻ
5. Các phương pháp điều trị rối loạn Tic phổ biến hiện nay
5.1. Liệu pháp “đảo ngược thói quen”
Đảo ngược thói quen là liệu pháp nhận thức – tâm lý luôn được ưu tiên hàng đầu trong điều trị rối loạn Tic bởi tính an toàn cao, mức độ hiệu quả có thể đạt tới 70%. Phương pháp này được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau:
– Giúp người bệnh nhân thức về những triệu chứng rối loạn Tic của mình để biết chính xác thời điểm một Tic đang xảy ra.
– Theo dõi tần suất, mức độ, các biểu hiện của rối loạn Tic, xác định tất cả những trạng thái, cảm giác có thể kích hoạt một Tic xuất hiện
– Tìm một hành động thay thế làm giảm cảm giác khó chịu trước khi Tic xảy ra. Các kỹ thuật thư giãn, hít sâu, thở chậm,… cũng sẽ giúp giảm căng thẳng, lo lắng, từ đó kiểm soát biểu hiện rối loạn Tic tốt hơn.
Ví dụ, vì cảm thấy khó chịu trong cổ họng nên người bệnh rối loạn Tic thường phát ra những âm thanh vô nghĩa, khó hiểu như tiếng ho hắng, ré rít lên… Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện hít thở sâu hoặc hát một câu hát để giảm Tic và giảm cảm giác khó chịu này.
5.2. Sử dụng thuốc tây y
Với những trường hợp rối loạn Tic nặng hoặc kết hợp nhiều biểu hiện Tic khác nhau, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để giúp người bệnh nhanh chóng kiểm soát hơn, chẳng hạn như:
– Thuốc giảm đau hoặc thuốc chống loạn thần (pimozide, risperidone và aripiprazole,..) giúp kiểm soát khả năng vận động của cơ.
– Clonidine giúp giảm các triệu chứng rối loạn Tic và biểu hiện tăng động giảm chú ý.
– Chất botulinum giúp thư giãn cơ và ngăn ngừa biểu hiện rối loạn Tic, nhưng hiệu quả chỉ kéo dài trong 3 tháng.
– Clonazepam làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần số biểu hiện rối loạn Tic.
5.3. Sử dụng kết hợp thảo dược và thực phẩm chức năng
Một phương pháp an toàn mới mà người bệnh có thể cân nhắc kết hợp điều trị để mang lại hiệu quả cao hơn đó chính là sử dụng thảo dược. Nắm được cơ chế để khắc phục hội chứng Tic đó chính là cân bằng dopamine trong não, một số loại thảo dược và thực phẩm an toàn được sử dụng để kết hợp điều trị. So với việc sử dụng thuốc tây thì việc sử dụng các loại thảo dược hay thực phổ bổ sung khác lại an toàn hơn nhiều.
Phụ huynh cần thăm khám và theo dõi các con thường xuyên kịp thời chữa trị
5.4. Điều trị rối loạn Tic bằng Y học cổ truyền
Theo YHCT chứng Tic được quy vào chứng “Chấn chiên”, được gây ra bởi các nhóm nguyên nhân:
+ Khí Huyết Hư Suy
+ Đàm Nhiệt Động Phong
+ Can thận âm hư
Trong đó, nguyên nhân chủ yếu do chính khí hư suy hoặc không đầy đủ, đàm trọc ngưng trở làm cho huyết không vận hành, trọc tà lưu lại trong cơ thể lâu ngày khó giải, kinh mạch và các khiếu không thông.
Đến với Bệnh viện YHCT Nguyên Phúc, bệnh nhân được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau: Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, cứu ngãi chiếu đèn hồng ngoại, uống thuốc y học cổ truyền.
Phần lớn bệnh nhân sau điều trị đều nhận thấy hiệu quả rõ rệt, các triệu chứng máy giật thuyên giảm nhiều, cải thiện rất nhiều trong vấn đề thẩm mỹ cũng như hoạt động sinh hoạt hằng ngày .
Thời gian điều trị rối loạn chứng Tic phụ thuộc vào mức độ và thời gian mắc bệnh trước đó, ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc và các thủ thuật, thì việc điều chỉnh hành vi như: hạn chế sử dụng thiết bị điện tử bao gồm tivi, điện thoại…, hạn chế các căng thẳng, lo lắng hay các kích thích tâm lý cũng góp phần quan trọng mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh khi thấy con mình có các biểu hiện Tic như trên, cần sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để trẻ được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
6. Cách phòng ngừa rối loạn Tic an toàn, hiệu quả
Một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn góp phần ngăn ngừa và giảm biểu hiện Tic rất tốt, bởi vậy bạn nên:
– Tăng cường Omega – 3 qua các loại thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, cá thu, hạt điều, hạt óc chó,…
– Bổ sung nguồn thực phẩm giàu Magie và vitamin B6 như rau lá máu xanh, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, cá, các loại hạt,…
– Hạn chế cà phê, trà đen, đường tinh luyện, đồ uống có ga, chất làm ngọt nhân tạo và thực phẩm chế biến sẵn,…
– Tránh căng thẳng, lo lắng bằng cách thực hiện những hoạt động yêu thích như đọc sách, chơi thể thao, đi du lịch, nghe nhạc,… nhằm thư giãn tinh thần.
– Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử như ti vi, máy tính, điện thoại,… trong thời gian dài.
– Tạo thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức quá khuya
Việc thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh tic có ý nghĩa nhất định đối với việc điều trị. Hy vọng rằng bài viết của TTH Hospital đã mang đến cho khách hàng những thông tin hữu ích về hội chứng tic.