Nội tiết - Chuyển hóa
Cơ xương khớp – Cột sống
Tim mạch
Tiêu hóa – Gan mật
Thần kinh – sọ não
Hô hấp
Tiết niệu – sinh dục
Ung bướu
Huyết học
Dinh dưỡng
Chấn thương chỉnh hình
Sản phụ khoa
Hỗ trợ sinh sản
Nhi khoa
Tai mũi họng
Răng hàm mặt
Mắt
Da liễu
Y học cổ truyền
Phục hồi chức năng
Thực quản - Dạ dày
Đường ruột
Trực tràng - Hậu môn
Gan - Mật - Tủy
Truyền nhiễm
Lao
Để lại thông tin về tình hình sức khỏe hoặc vấn đề của bạn để được Bác sĩ tư vấn
Bệnh sởi là bệnh lây truyền cấp tính qua đường hô hấp, do vi rút sởi gây nên. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là sốt, viêm kết mạc mắt, viêm long đường hô hấp và tiêu hoá, có phát ban dát đỏ mọc tuần tự từ mặt đến thân mình. Bệnh sởi ở trẻ em nếu không phát hiện kịp thời có thể thành dịch.
Còi xương là một bệnh lý thường có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là ở trẻ em. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều hệ lụy như chậm phát triển, mất xương vĩnh viễn, dị tật xương,… Vậy còi xương là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị như thế nào hiệu quả?
Bệnh Kawasaki là một trong những căn bệnh nguy hiểm, thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, hiện nay có khá nhiều trường hợp mắc bệnh này tại Mỹ, Nhật Bản. Ở Việt Nam những năm gần đây cũng ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh. Vậy, bệnh Kawasaki là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra bệnh, triệu chứng và cách chữa trị ?
Bàn chân bẹt ở trẻ là dị tật khá phổ biến ở các nước Châu Á và phương Tây. Bệnh lý này nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp, khả năng vận động của bàn chân và gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Tuy nhiên, nếu phát hiện và chữa trị sớm trong “độ tuổi vàng”, trẻ sẽ nhanh phục hồi và không gặp nhiều hạn chế trong các hoạt động thường ngày.
Bệnh bại não là một tổn thương hệ thần kinh nghiêm trọng, để lại di chứng nặng nề và thường gặp ở trẻ em. Vậy bại não là bệnh gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh bại não là gì? Bệnh có thể chữa được không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu cùng TTH Hospital qua bài viết dưới đây.
Nếu bạn thấy một đứa trẻ có những biểu hiện bất thường như thường xuyên nháy mắt, tặc lưỡi,…thì không được chủ quan. Vì đây rất có thể là một trong những biểu hiện của hội chứng Tic. Vậy hội chứng Tic là gì? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và lưu ý trong điều trị của hội chứng này thông qua bài viết dưới đây.
Bệnh sởi là bệnh lây truyền cấp tính qua đường hô hấp, do vi rút sởi gây nên. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là sốt, viêm kết mạc mắt, viêm long đường hô hấp và tiêu hoá, có phát ban dát đỏ mọc tuần tự từ mặt đến thân mình. Bệnh sởi ở trẻ em nếu không phát hiện kịp thời có thể thành dịch.
Bệnh sởi ở trẻ em có diễn biến nhanh chóng, và có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, đe dọa tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho con của bạn.
1. Bệnh sởi là gì?
Thông thường, bệnh sởi thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân, khí hậu mát mẻ. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, bệnh có dấu hiệu xuất hiện quanh năm.
Sởi là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây từ người sang người qua đường hô hấp, thông qua dịch tiết mũi họng của người bị sởi khi hắt hơi hoặc ho thoát ra ngoài không khí. Bệnh này rất dễ lây lan, đặc biệt là những nơi đông đúc như trường học, bệnh viện, khu dân cư,... Đây là nguyên nhân chính khiến dịch sởi bùng phát.
Bệnh sởi là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính
Trẻ em và người có sức đề kháng kém là hai đối tượng thường nhiễm sởi nhất. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sởi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, tiêu chảy, viêm phổi, viêm não, thậm chí còn gây tử vong cho người bệnh. Vì thế, chúng ta không được chủ quan khi gặp phải tình trạng này.
Theo thống kê của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trong năm 2018 Việt Nam có tới 1794 ca nhiễm sởi, con số này lớn gấp 8.4 lần so với năm 2017 là 214 ca. Ngoài ra, chỉ tính riêng 3 tuần đầu tiên của tháng 1 năm 2019, tại các địa phương đã ghi nhận 2441 ca nghi sởi/rubella. Đây là một con số đáng báo động.
2. Nguyên nhân trẻ bị lên sởi
Bệnh sởi ở trẻ em được gây ra bởi virus sởi, thuộc Morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Đây là một chủng virus có khả năng lây lan và phát triển nhanh chóng và có nguy cơ bùng phát thành dịch cao khi thời tiết chuyển lạnh, thường xảy ra vào mùa đông-xuân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh sởi có thể xuất hiện và phát hiện mạnh mẽ vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
Trẻ em có thể nhiễm virus sởi thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh vì chủng virus này có thể phát tán ra bên ngoài khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi,… Do đó, bệnh dễ lây lan và bùng phát thành dịch tại các khu vực đông người như trường học, nhà trẻ,…
3. Bệnh sởi lây truyền như thế nào?
Virus sởi rất dễ lây qua ho và hắt hơi, tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Virus vẫn hoạt động và dễ lây trong không khí hoặc trên các bề mặt bị nhiễm trong gần 2h. Nó có thể lây truyền từ người mắc bệnh trong vòng 4 ngày trước khi bắt đầu phát ban cho tới 4 ngày sau khi phát ban.
Virus sởi rất dễ lây qua ho và hắt hơi, tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc trực tiếp
Thông thường bệnh sởi diễn ra 4 thời kỳ:
4. Các biến chứng của bệnh sởi ở trẻ em
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sởi ở trẻ em có thể để lại các biến chứng nguy hiểm như:
Bệnh sởi ở trẻ em có thể để lại các biến chứng nguy hiểm
5. Cách chăm sóc, phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ
- Chế độ chăm sóc bệnh sởi:
Nếu gia đình đủ điều kiện cách ly và chăm sóc, có thể chăm sóc và điều trị cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên, cần chú ý những điều sau:
Cần chú ý trong cách điều trị bệnh sởi tại nhà
- Cách phòng tránh bệnh sởi:
Để bảo vệ trẻ khỏi những biến chứng không mong muốn do sởi gây ra, các tốt nhất là phòng bệnh. Để phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ, bố mẹ cần:
Cần chú ý phòng tránh bệnh sởi để tránh các trường hợp nguy hiểm
6. Khi nào cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, khi thấy xuất hiện các triệu chứng sau, bộ mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế kịp thời:
Trẻ sốt cao không ngừng (39 - 40°C).
Khó thở.
Trẻ mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy, không muốn chơi, mất tập trung.
Toàn thân nổi ban nhưng vẫn chưa có dấu hiệu hạ sốt.
Để hạn chế nguy cơ mắc cũng như giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra nếu như trẻ mắc sởi, quý phụ huynh nên cho trẻ tiêm phòng.
Có thể thấy rằng, bệnh sởi tuy khá phổ biến nhưng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần nhận biết các dấu hiệu sởi ở trẻ để tiến hành cách ly và điều trị kịp thời. Ngoài ra, nếu quý vị vẫn còn thắc mắc hoặc muốn đặt lịch thăm khám tại TTH Hospital, xin vui lòng liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp.