BỆNH BẠI NÃO LÀ BỆNH GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH Ở TRẺ EM

Bệnh bại não là một tổn thương hệ thần kinh nghiêm trọng, để lại di chứng nặng nề và thường gặp ở trẻ em. Vậy bại não là bệnh gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh bại não là gì? Bệnh có thể chữa được không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu cùng TTH Hospital qua bài viết dưới đây.

1.  Bệnh bại não là gì?

Bại não (Cerebral Palsy) là tình trạng não bị tổn thương một phần hoặc nhiều phần, chậm phát triển, dẫn đến rối loạn vận động, ảnh hưởng đến thính giác, thị giác và mất kiểm soát tứ chi của trẻ, thậm chí tê liệt toàn thân. Phần lớn các tổn thương do bại não gây ra không có cách khắc phục hoàn toàn. Điều này không chỉ gây áp lực lên người bệnh mà còn gây ra hậu quả nặng nề trong suốt quãng đời còn lại của người bệnh.


Bệnh bại não là một trong những loại bệnh để lại di chứng nặng nề

2. Nguyên nhân gây ra bệnh bại não

Sự phát triển bất bình thường của não hoặc trong quá trình phát triển, não bộ bị tổn thương cũng sẽ dẫn đến căn bệnh này và ảnh hưởng đến phần não điều khiển các vận động của cơ thể.

Rất khó để xác định chính xác được nguyên nhân của bệnh bại não, để căn cứ các chuyên gia đại chia thành 3 nhóm: Trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh, cụ thể như sau:

2.1. Nguyên nhân trước sinh

Những nguyên nhân gây bệnh từ lúc trước sinh tức chúng nảy sinh trong quá trình mang thai của người mẹ. Chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng trong thai kỳ: trong khi mang thai (nhất là thời gian 3 tháng đầu thai kỳ) nếu mẹ bầu bị nhiễm virus Rubella hoặc những loại virus nguy hiểm khác thì có thể dẫn đến những tổn thương trong não bộ của bé từ khi còn trong bụng mẹ. Tùy vào mức độ tổn thương mà khi sinh ra, bé có thể mắc bệnh bại não bẩm sinh. Ngoài ra, những nhiễm trùng khác liên quan đến bộ phận sinh dục của mẹ cũng có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc mắc bệnh ở trẻ.
  • Não bào thai bị thiếu Oxy: nếu bào thai không được cung cấp đầy đủ oxy thì não bộ hoạt động kém, dễ dẫn đến bại não. Nguyên nhân khiến oxy trong bào thai bị suy giảm có thể xuất phát từ sự giảm sút chức năng của bào thai hoặc nhau thai bung sớm (bung non) do bong tách khỏi thành tử cung của mẹ quá sớm. Ngoài ra, tình trạng chảy máu do rau tiền đạo bám vào tử cung trong giai đoạn cuối thai kỳ cũng là một nguyên nhân.
  • Một số nguyên nhân khác: một số trẻ được xác định bị bệnh là do hệ thần kinh có cấu trúc bất thường ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, nếu mẹ mắc một số bệnh như đái tháo đường, tuyến giáp, tiền sản giật,... thì nguy cơ trẻ bị bệnh sẽ cao hơn so với những trẻ khác. Mặt khác, việc mẹ bầu tiếp xúc hoặc ngửi phải mùi hóa chất nhiều cũng là một yếu tố tác động.
  • Di truyền: mặc dù nguyên nhân này không phổ biến nhưng cũng là một tác nhân ảnh hưởng đến thai nhi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

2.2. Nguyên nhân trong khi sinh

Trong quá trình sinh nở, nếu gặp phải khó khăn hoặc vì một nguyên nhân nào đó ảnh hưởng đến mẹ bầu. Những điều này cũng khiến cho giai đoạn sinh đẻ gặp nhiều khó khăn và tác động đến trẻ, đồng thời gây ra những căn bệnh ngoài ý muốn. Bệnh bại não được xác định xuất phát trong khi sinh vì một trong những nguyên nhân sau đây:

  • Sinh non: những trẻ được sinh ra mặc dù chưa đủ tuần tuổi, tức được sinh trước tuần thứ 37 của thai kỳ thì được xem là sinh non. Trong đó, một số trẻ sinh non khi chỉ mới ở tuần thứ 32 hoặc trước tuần thứ 28 của thai kỳ thì khả năng mắc bệnh khá cao. Lý giải điều này, các bác sĩ cho rằng việc sinh thiếu tháng so với bình thường rất dễ dẫn đến tình trạng xuất huyết não hoặc phù não. Chính những tổn thương này của não bộ, tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.
  • Cân nặng quá thấp: một số nghiên cứu cho thấy, thai nhi được sinh ra với trọng lượng quá thấp, dưới 1.5kg thì nguy cơ mắc bệnh bại não thường cao hơn 30 lần so với trẻ được sinh bình thường.
  • Trong lúc chuyển dạ hoặc sinh trẻ bị ngạt: theo thống kê, trong tổng số trẻ bị bệnh khi sinh ra thì có đến 10% trẻ mắc bệnh do bị ngạt trong lúc sinh. Đặc điểm nhận biết trẻ bị ngạt là khi lọt ra khỏi tử cung của mẹ, cơ thể tím tái, không la khóc ngay và cần phải cấp cứu kịp thời.
  • Sang chấn sản phụ: một số sản phụ sinh khó nên cần được bác sĩ can thiệp bằng một số biện pháp hỗ trợ như kỹ thuật đặt Forceps, sinh con bằng giác hút,... Mặc dù, các biện pháp này giúp sản phụ dễ dàng sinh con nhưng nếu không được thực hiện tỉ mỉ hoặc xảy ra bất trắc thì khả năng trẻ bại não rất cao.


Bệnh bại não có thể do trong quá trình mang thai, trong lúc sinh và sau sinh

2.3. Nguyên nhân sau sinh

Một số trẻ trong quá trình mang thai vẫn phát triển tốt, khi sinh cũng không gặp bất kỳ khó khăn nào nhưng sau sinh lại được xác định là bại não. Tức nguyên nhân gây ra bệnh xuất phát từ sau khi sinh. Cụ thể như:

  • Xuất huyết não: đối với trẻ sơ sinh bị thiếu vitamin K hoặc bị xuất huyết não thì khả năng gây ra những tổn thương về mặt não bộ rất lớn. Nếu ba mẹ, bác sĩ không phát hiện và can thiệp kịp thời thì nguy cơ trẻ mắc phải những di chứng ở não là rất cao. 
  • Vàng da nhân: thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong khoảng 2 đến 4 ngày tuổi. Biểu hiện của căn bệnh này là tình trạng da của trẻ có màu vàng nhạt (vàng bệnh lý). Căn bệnh này xuất phát từ chức năng gan chưa được hoàn thiện, sắc tố bilirubin cao hơn bình thường và có thể lắng đọng trong não, gây ra những tổn thương cho não.
  • Hạ đường huyết sau sinh: tình trạng trẻ bị hạ đường huyết sau sinh ngày một nhiều hơn, do lượng đường trong máu quá thấp. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cho cơ quan hô hấp của trẻ bị suy giảm chức năng khiến trẻ bị hôn mê, gây ra những tổn thương trên não do thiếu oxy.
  • Bại não mắc phải: trong những năm đầu tiên, trẻ mắc phải một số căn bệnh xuất phát từ sự tổn thương của thần kinh và kéo dài trong suốt thời gian thơ ấu (trước 5 tuổi). Điển hình như viêm não, đuối nước, chấn thương sọ não,...

3. Các dấu hiệu của bệnh bại não

Tùy theo từng mức độ nặng nhẹ mà bệnh có các dấu hiệu và triệu chứng thay đổi khác nhau, ở mỗi trẻ theo thời gian, triệu chứng của bệnh có thể nặng hơn hoặc giảm bớt. Tuy nhiên sự tiến triển còn tùy thuộc vào phần nào của não bộ bị tổn thương, một số triệu chứng thường gặp của bệnh đó là:

  • Trương lực cơ quá cứng: cơ thể trẻ cứng đờ, tay chân hoạt động không linh hoạt, gây khó khăn trong việc bế hoặc tắm rửa.
  • Trương lực cơ quá mềm: Có biểu hiện là người trẻ mềm nhão, trẻ có tư thế đầu rũ xuống và không ngẩng lên được.
  • Trẻ không phối hợp vận động và thiếu sự cân bằng.
  • Chân tay run rẩy, hay có những chuyển động bất thường.
  • Trẻ cử động chậm chạp, các động tác gần như múa.
  • Chậm linh hoạt trong các mốc kỹ năng vận động, như lẫy, bò, ngồi, giữ đầu cổ, chạy nhảy,...
  • Đi lại gặp nhiều khó khăn, như là dáng đi khom người, đi bằng ngón chân, dáng đi không đối xứng.
  • Trẻ gặp vấn đề với việc nuốt hoặc chảy dãi quá mức.
  • Gặp nhiều khó khăn trong việc bú mẹ hoặc ăn uống.
  • Chậm nói giao tiếp gặp khó khăn.
  • Không tiếp thu trong học tập.
  • Không có kỹ năng trong những hoạt động cần có sự linh hoạt.
  • Co giật.

4. Bệnh bại não gây ra những biến chứng gì?

Bại não thường gây ra những biến chứng, có ảnh hưởng đến chất lượng sống suốt quãng thời gian sau này của trẻ từ nhỏ đến lớn. Ví dụ như:

  • Co rút cơ

Đây là một biến chứng phổ biến rất thường gặp ở người bị bệnh, các cơ bắp bị co rút và ngắn lại dẫn đến căng cơ. Tình trạng cơ bị co rút sẽ làm chậm sự phát triển của xương, làm xương bị biến dạng, dễ bị bán trật khớp hoặc trật khớp.

  • Lão hóa sớm

Lão hóa sớm cũng là biến chứng thường gặp ở người bị bệnh. Thông thường những người ở trong khoảng 40 tuổi khi bị bệnh sẽ gặp tình trạng cơ thể bị lão hóa sớm.

  • Suy dinh dưỡng

Những biến chứng gây khó khăn trong việc ăn uống và nuốt sẽ dẫn đến trẻ không hấp thụ được nhiều thức ăn, gây tình trạng suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển, tăng trưởng của xương, đối với một số trường hợp trẻ phải cần đến ống nuôi ăn, để cung cấp dinh dưỡng.


Bệnh bại não để lại biến chứng vô cùng nặng nề và ảnh hưởng đến cuộc sống

  • Tinh thần không ổn định

Đây cũng là một biến chứng do bại não để lại. Tinh thần của người bị bệnh thường không ổn định, điển hình là thường xuyên mắc trầm cảm. Do luôn cảm thấy bản thân bị cô lập và, xa lánh, khiến họ tự ti và sống khép mình, dần dần dẫn đến trầm cảm.

  • Bệnh tim và phổi

Những trẻ em khi bị bệnh thường sẽ hay bị các bệnh về hô hấp. Bên cạnh đó các khớp xương phải chịu áp lực do co rút cơ, dễ dẫn đến bị thoái hóa khớp và bị loãng xương, do phải dùng nhiều các loại thuốc chống động kinh.

5. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh bại não

5.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh bại não

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bại não bằng cách khai thác bệnh sử đầy đủ, khám sức khỏe bao gồm khám thần kinh và đánh giá các triệu chứng. Các xét nghiệm sau đây cũng có thể được chỉ định:

  • Điện não đồ (EEG): đánh giá hoạt động điện trong não, có thể biết được dấu hiệu của động kinh, nguyên nhân chính gây co giật.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): xác định các bất thường hoặc chấn thương não. Sử dụng nam châm và sóng vô tuyến mạnh để tạo ra hình ảnh chi tiết về não.
  • Chụp CT: tạo ra hình ảnh rõ ràng, cắt ngang của não, có thể thấy được tổn thương não.
  • Siêu âm: là phương pháp sử dụng sóng âm thanh tần số cao để có được những hình ảnh cơ bản về não bộ của trẻ nhỏ. Nó tương đối nhanh và không tốn kém.
  • Xét nghiệm máu: lấy và xét nghiệm mẫu máu để loại trừ các tình trạng có thể xảy ra khác, chẳng hạn như rối loạn chảy máu.

5.2. Các phương pháp điều trị bệnh bại não

Về cơ bản, việc điều trị bại não hiện đang được áp dụng rất đa dạng với nhiều phương pháp khác nhau, từ châm cứu, phục hồi chức năng ,oxy cao áp, ghép tế bào gốc,... Nhưng trong số đó, phục hồi chức năng đang được tin dùng nhất với hiệu quả đem lại rất tốt.

Khi điều trị, người thân cần xác định rằng thời gian trị bệnh sẽ kéo dài và kết hợp nhiều phương pháp điều trị, từ phục hồi chức năng vận động, hoạt động trị liệu ngôn ngữ trị liệu , các kỹ năng sống,... Việc điều trị cũng không chỉ áp dụng tại các bệnh viện mà còn phải thực hiện ngay tại gia đình. Và việc giúp trẻ hòa nhập được với xã hội là ưu tiên hàng đầu.

Sau đây là 1 số thông tin điều trị các bạn có thể tham khảo

  •  Hỗ trợ

Việc hỗ trợ các biến chứng của bệnh để lại cũng sẽ cải thiện được đáng kể tình trạng sức khỏe, cũng như giúp người bệnh có thể hòa nhập được với cuộc sống, Ví dụ như các phương pháp hỗ trợ sau:

  • Tập đi bộ thường xuyên.
  • Xe lăn.
  • Sử dụng các loại đẹp để cố định các khớp.
  • Sử dụng máy trợ thính.
  • Đeo kính mắt hỗ trợ thị lực.

Mục tiêu của việc chữa trị đó là cải thiện và ngăn ngừa các biến chứng

  •  Sử dụng thuốc

Các loại thuốc chống co giật và thuốc giãn cơ, cũng được sử dụng phổ biến cho những người bị bệnh, nhằm hạn chế được tối đa các biến chứng xấu của bệnh gây ra.

  • Phẫu thuật

Phẫu thuật cũng là phương pháp điều trị giúp cải thiện được các biện chứng một cách hiệu quả, có thể cải thiện được tình trạng căng cơ hay xương biến dạng, giúp trẻ có thể vận động được một cách cơ bản.

Ngoài ra đối với những trường hợp đau hoặc co cứng, sẽ lựa chọn phương pháp cuối cùng là cắt dây thần kinh, để giúp cho người bệnh giảm đau.


Phương pháp tập phục hồi chức năng đem lại hiệu quả cao trong quá trình chữa bại não

  • Phương pháp phục hồi chức năng

Những trẻ bị bại não nặng thường được tập các bài vận động thụ động. Bác sĩ/ Kỹ thuật viên phục hồi chức năng sẽ tập và hướng dẫn người nhà vận động cho cơ thể của trẻ. Các bài tập tạo thuận lẫy, bò, ngồi, đứng, đi; kéo giãn cơ, duy trì tầm vận động khớp, thúc đẩy lưu thông tuần hoàn…

Những trẻ có khả năng vận động chủ động nhiều hơn sẽ được thiết kế các bài tập phù hợp riêng biệt, bao gồm cả các bài tập thăng bằng, điều hợp…

Hiện nay, Bệnh viện Y học cổ truyền Nguyên Phúc – bệnh viện chuyên khoa YHCT đầu tiên tại Nghệ An đã triển khai các phương pháp phục hồi chức năng kết hợp y học cổ truyền với phác đồ được thiết kế riêng cho từng trẻ bị bại não, với các bài tập vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, chơi trị liệu, điều hòa cảm giác kết hợp đầu châm, nhĩ châm, siêu âm điều trị, kích thích điện tần số thấp …. thích hợp giúp trẻ phục hồi, duy trì và thúc đẩy các chức năng vận động của cơ thể.

6. Cách phòng chống bệnh bại não

Hiện nay vẫn chưa có một cách phòng chống chính xác để đảm bảo phòng bệnh tuyệt đối. Chúng ta có thể ngăn ngừa bệnh cho con trẻ bằng cách, trước khi có ý định mang thai, các chị em phụ nữ nên theo dõi thường xuyên và sử dụng một số các biện pháp phòng ngừa do bác sĩ chỉ khi mang thai.


Nên thăm khám thường xuyên từ lúc mang thai đến khi sinh để sức khỏe trẻ được đảm bảo

Còn một phương pháp ngăn ngừa bệnh cũng rất hiệu quả, đó là tiêm vắc xin chống được các bệnh về não cho trẻ, ví dụ như: Vắc xin viêm não Nhật Bản, viêm màng não, rubella,..

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên chúng ta hãy hết sức cẩn thận trong quá trình mang thai, cũng như sau khi sinh con. Và thường xuyên chú ý đến các biểu hiện của trẻ, nếu có bất thường phải đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.

Trên đây là bài viết giải thích về bại não là gì? Và một số các phương pháp điều trị bại não hiệu quả. Hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh bại não, cũng như ý thức được sự nguy hiểm của biến chứng mà bệnh gây ra. Hãy phòng bệnh ngay từ bây giờ để tránh được những rủi ro không đáng có.

 


 

Bệnh Lý Thường Gặp