Nội tiết - Chuyển hóa
Cơ xương khớp – Cột sống
Tim mạch
Tiêu hóa – Gan mật
Thần kinh – sọ não
Hô hấp
Tiết niệu – sinh dục
Ung bướu
Huyết học
Dinh dưỡng
Chấn thương chỉnh hình
Sản phụ khoa
Hỗ trợ sinh sản
Nhi khoa
Tai mũi họng
Răng hàm mặt
Mắt
Da liễu
Y học cổ truyền
Phục hồi chức năng
Thực quản - Dạ dày
Đường ruột
Trực tràng - Hậu môn
Gan - Mật - Tủy
Truyền nhiễm
Lao
Để lại thông tin về tình hình sức khỏe hoặc vấn đề của bạn để được Bác sĩ tư vấn
Viêm xoang còn được gọi là viêm mũi xoang, là một tình trạng viêm nhiễm của niêm mạc xoang (các lỗ hở trong xương hàm và trán) do vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân gây nhiễm trùng khác. Xoang là những khoang khép kín trong xương hàm và trán, chúng có chức năng sản xuất dịch nhầy mũi giúp làm ẩm và làm sạch mũi.
Mất khứu giác, hay còn gọi là anosmia, là tình trạng mất khả năng cảm nhận và nhận biết mùi.
Amidan, còn được gọi là amidan khẩu cái hay amidan họng, là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Như bạn đã mô tả, vai trò chính của amidan là sản xuất kháng thể (như IgG) và tham gia vào quá trình bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn và virus.
Viêm mũi dị ứng là một trong các tình trạng phổ biến ở nước ta hiện nay, nhất là vào lúc thời tiết giao mùa. Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi và nhiều triệu chứng khác có thể xảy ra cùng lúc, dù không nghiêm trọng nhưng viêm mũi dị ứng cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt thường ngày; có thể gây biếng ăn, ngủ kém, học không tập trung ở trẻ nhỏ.
Hiện nay, bệnh bạch hầu là một trong những căn bệnh đang được quan tâm và đang phát bệnh khiến mọi người lo lắng và tìm cách phòng ngừa để tránh gây nguy hiểm. Theo WHO, bạch hầu là bệnh có tỷ lệ tử vong lên đến 20%, trong đó tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ, trẻ thanh thiếu niên ngày càng tăng. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu? Triệu chứng điển hình và cách phòng ngừa hiệu quả của bệnh như thế nào?
Viêm Amidan là một trong những bệnh tai mũi họng phổ biến nhất trên toàn cầu, chiếm khoảng 30,6% tổng số người mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp. Nếu không điều trị sớm và dứt điểm sẽ dễ gây biến chứng, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh. Do vậy, bạn hãy tìm hiểu kỹ thông tin về dấu hiệu Amidan qua bài viết sau để biết cách phòng ngừa tốt nhất cho bản thân.
Viêm tai giữa là bệnh lý nhiều người lầm tưởng ít nghiêm trọng nhưng có thể để lại di chứng suốt đời. Viêm tai giữa xảy ra ở mọi độ tuổi song phổ biến hơn ở trẻ từ 6-36 tháng tuổi. Viêm tai giữa nếu không được điều trị hợp lý có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm tai giữa chảy mủ mãn tính, thủng màng nhĩ, viêm xương chũm, liệt mặt ngoại biên, nghe kém hoặc mất thính lực, các biến chứng nội sọ ( viêm não, viêm màng não, áp xe màng não, áp xe não, tắc tĩnh mạch não..), cholesteatoma. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Viêm tai giữa là bệnh lý nhiều người lầm tưởng ít nghiêm trọng nhưng có thể để lại di chứng suốt đời. Viêm tai giữa xảy ra ở mọi độ tuổi song phổ biến hơn ở trẻ từ 6-36 tháng tuổi. Viêm tai giữa nếu không được điều trị hợp lý có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm tai giữa chảy mủ mãn tính, thủng màng nhĩ, viêm xương chũm, liệt mặt ngoại biên, nghe kém hoặc mất thính lực, các biến chứng nội sọ ( viêm não, viêm màng não, áp xe màng não, áp xe não, tắc tĩnh mạch não..), cholesteatoma. .Để hiểu rõ hơn về bệnh lý mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
1. Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa (khu vực phía sau màng nhĩ) là tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng với dấu hiệu sưng, đau, sốt, chảy dịch. Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hơn 80% trẻ từ 6-36 tháng tuổi bị ít nhất một đợt viêm tai giữa.
Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng với dấu hiệu sưng, đau, sốt, chảy dịch
Các loại viêm tai giữa:
2. Nguyên nhân bị viêm tai giữa
Nhiễm trùng tai do vi khuẩn hoặc virus trong tai giữa gây ra. Tình trạng nhiễm trùng cũng thường xảy ra do cảm lạnh, cúm hoặc dị ứng gây tắc nghẽn cửa mũi sau (viêm VA), vùng họng và vòi nhĩ.
Nhiễm trùng tai do vi khuẩn hoặc virus trong tai giữa gây ra
3. Dấu hiệu viêm tai giữa
- Với trẻ, thường có các dấu hiệu đau tai khi nằm, sốt 38 độ trở lên, khóc nhiều, khó ngủ, nghe kém, mất thăng bằng, dịch chảy ra từ tai, đau đầu, ăn ít, bú kém.
- Với người lớn, thường chỉ có biểu hiện đau tai, khó nghe, dịch chảy ra từ tai.
4. Biến chứng viêm tai giữa
Hầu hết các bệnh nhiễm trùng tai không gây ra các biến chứng lâu dài. Song nhiễm trùng tai nếu không được chữa dứt điểm, tái phát nhiều lần có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng nghe và sức khỏe lâu dài của người bệnh. Một trong số các biến chứng thường gặp nhất bao gồm:
Hầu hết các bệnh nhiễm trùng tai không gây ra các biến chứng lâu dài
5. Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tai giữa
5.1. Cách chẩn đoán bệnh viêm tai giữa
Khám tai: nội soi tai hoặc sử dụng đèn soi tai để quan sát rõ màng nhĩ. Nếu màng nhĩ có màu xám hồng hoặc trắng sáng, trong mờ thì bình thường. Nếu màng nhĩ xung huyết, căng phồng, bên trong hòm nhĩ chứa dịch chứng tỏ đã viêm, nhiễm trùng.
Khám các bộ phận khác: bác sĩ khám cổ họng, mũi xoang, vùng vòm hay nhịp thở để tìm ra các dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp nếu có.
5.2. Điều trị bệnh viêm tai giữa
Điều trị bằng thuốc: người bệnh thường được bác sĩ cho uống trong 1-2 tuần như kháng sinh, thuốc kháng histamin, thuốc chống viêm phù nề, thuốc xịt mũi, bơm hơi vòi nhĩ. Ngoài ra, nếu người bệnh bị thủng màng nhĩ có thể được dùng thuốc nhỏ tai kết hợp với vệ sinh tai, làm sạch mủ bằng nước muối và dung dịch sát trùng thích hợp để ngăn tình trạng bít tắc ống tai.
Phẫu thuật: nếu tình trạng nhiễm trùng lan rộng, điều trị bằng thuốc không hiệu quả sẽ được nạo VA; cắt amidan; đặt ống thông khí…
Nên đi khám tai để chẩn đoán đúng bệnh và tránh để lại biến chứng nặng
6. Phòng ngừa bệnh viêm tai giữa
Lơ là trong việc phòng ngừa khiến trẻ em bị viêm tai giữa ở Việt Nam rất phổ biến. Do đó, bác sĩ Hằng đã chia sẻ một số biện pháp giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tai như sau:
Viêm tai giữa có thể gây ảnh hưởng đến người lớn, nhưng chủ yếu trẻ em thường dễ mắc bệnh. Vì vậy phụ huynh cần lưu ý đến các bé, khi thấy có dấu hiệu cần đi khám ngay để điều trị sớm, phòng ngừa các biến chứng như: nhiễm trùng các bộ phận khác của đầu, mất thính lực, ảnh hưởng đến vấn đề ngôn ngữ, lời nói.